• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lý tài sản của bên bảo lãnh...các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật..thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm

  • Xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Xử lý tài sản của bên bảo lãnh
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA BÊN BẢO LÃNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Kiến thức cho bạn:

     Xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật hiện hành. Xử lý tài sản bảo lãnh trong trường hợp các bên có/hoặc không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trình tự ưu tiên thanh toán.

 Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật hiện hành

     1. Bảo lãnh và phương thức xử lý tài sản bảo lãnh theo quy định của bộ luật dân sự 2015

     Định nghĩa về giao dịch bảo đảm bảo lãnh được quy định tại điều 335 của bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

  • Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

     Trách nhiệm, cách thức xử lý tài sản bảo lãnh được bộ luật dân sự quy định chung tại điều 301 như sau:

  • Giao tài sản cho bên nhận bảo lãnh để xử lý. Nếu không giao thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
  • Nếu các bên có thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản (như thế chấp, cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điều 303 như: bán đấu giá tài sản bảo đảm; Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Hoặc phương thức khác theo thỏa thuận của các bên.
[caption id="attachment_41527" align="aligncenter" width="350"]Xử lý tài sản của bên bảo lãnh Xử lý tài sản của bên bảo lãnh[/caption]

     2. Quy định cụ thể về cách thức xử lý tài sản của bên bảo lãnh

     Một là, Điều 47 của nghị định 163/2006/NĐ- CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 13, điều 1 nghị định 11/2012/NĐ- CP quy định về cách thức xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh như sau:

  • Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý theo quy định tại Chương IV (quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố, thế chấp) của Nghị định 163/2006/NĐ- CP.
  • Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh xử lý theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bảo lãnh không giao tài sản thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
  • Tại thời điểm xử lý tài sản của bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không có tài sản để xử lý hoặc khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ thanh toán nghĩa vụ được bảo lãnh thì trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có được sau thời điểm xử lý cho mình để tiếp tục xử lý.

     Hai là, Cần phải lưu ý tới thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo lãnh và giữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận ký quỹ. Điều này được quy định tại khoản 14, điều 1 nghị định 11/2012/NĐ- CP như sau:

  • Các bên cùng nhận bảo lãnh có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh được chia cho các bên cùng nhận bảo lãnh theo tỷ lệ tương ứng với nghĩa vụ được bảo lãnh.
  • Trong trường hợp hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ đã được đăng ký theo quy định của pháp luật thì bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận ký quỹ được ưu tiên thanh toán trước bên nhận bảo lãnh.
  • Trong trường hợp hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ chưa đăng ký theo quy định của pháp luật thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận ký quỹ được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.

     Một số bài viết cùng chuyên mục tham khảo:

     Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật

     Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật dân sự 2015

      Để được tư vấn chi tiết về Xử lý tài sản của bên bảo lãnh, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.        Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178