Xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm bỏ trốn như thế nào
09:13 18/07/2020
Quy định của pháp luật về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm không còn khả năng trả theo hợp đồng giữa các bên.
- Xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm bỏ trốn như thế nào
- Xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm bỏ trốn
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm bỏ trốn
Câu hỏi của bạn về xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm bỏ trốn
Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc muốn được Luật sư tư vấn giúp đó là: bạn tôi có vay của một ngân hàng, bạn tôi đã thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng. Hiện tại người bạn đấy không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình nên đã đi khỏi quê nhà. Vậy giấy tờ ngân hàng đang sở hữu sẽ đảm bảo những quyền lợi nào cho họ và ngân hàng có được tự mình xử lý phần tài sản đã thỏa thuận hay không? Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm bỏ trốn:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm bỏ trốn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm bỏ trốn như sau:
1. Cơ sở pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm bỏ trốn:
- Nghị định 163/2006 ND-CP về giao dịch bảo đảm
- Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm
2. Nội dung tư vấn về xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm bỏ trốn:
Vấn đề các bên không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhau trong các gao dịch dân sự vốn đã không còn gì xa lạ. Việc thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo để mỗi bên được hưởng quyền và lợi ích theo những thỏa thuận mà các bên đã cùng nhau hướng tới. Tuy vậy, trong giao dịch còn có những yếu tố xảy ra thường khiến cho bên bảo đảm tìm cách trốn trách thực hiện nghĩa vụ thậm chí là bỏ trốn. Những tư vấn sau đây sẽ giúp các bên biết được quyền của mình khi một trong các bên không chịu thực hiện nghĩa vụ. [caption id="attachment_199533" align="aligncenter" width="512"] Xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm bỏ trốn[/caption]
2.1 Quyền của bên nhận bảo đảm
Điều 301 Bộ Luật dân sự 2015 giao tài sản bảo đảm để xử lý:
2.2 Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm được quy định như sau
Tại Điều 299 Bộ Luật dân sự 2015 quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:
Như trên trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm các quy định tại Điều 299 Bộ Luật dân sự thì tổ chức tín dụng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo Điều 301 Bộ Luật dân sự.
2.3 Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm
Tại Điều 300 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về việc thông báo khi xử lý tài sản bảo đảm như sau:
2.4 Phương thức xử lý tài sản bảo đảm được quy định như sau
Trong trường hợp các bên bảo đảm vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Luật này thì bên nhận bảo đảm sẽ xử lý tài sản bảo đảm theo một trong những cách thức sau:
2.4.1 Xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
Tại Điều 7 Thông tư liên tịch 16/2014/BTP-BTNMT-NHNN quy định như sau:
Điều 7. Xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
1. Trước thời điểm xử lý quyền đòi nợ ít nhất bảy (07) ngày làm việc, bên nhận thế chấp gửi cho bên có nghĩa vụ trả nợ văn bản thông báo xử lý quyền đòi nợ và một (01) bản sao có xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng đối với hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ đã được công chứng hoặc bản chính hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có chữ ký, con dấu (nếu có) của các bên hoặc Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền đòi nợ do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp.
2. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo xử lý quyền đòi nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ có trách nhiệm thanh toán khoản nợ cho bên nhận thế chấp theo hướng dẫn như sau:
a) Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của bên thế chấp xảy ra trước thời điểm xử lý quyền đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì bên có nghĩa vụ trả nợ có trách nhiệm chuyển khoản tiền trả nợ vào tài khoản do bên có nghĩa vụ trả nợ mở tại Ngân hàng theo chỉ định của bên nhận thế chấp. Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu Ngân hàng phong tỏa tài khoản này và chỉ được quyền yêu cầu Ngân hàng giải tỏa để xử lý khi đến thời điểm xử lý tài sản thế chấp. Kể từ thời điểm nộp tiền vào tài khoản, bên có nghĩa vụ trả nợ không được quyền yêu cầu Ngân hàng giải tỏa và thực hiện giao dịch đối với số tiền này.
b) Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của bên thế chấp xảy ra sau thời điểm xử lý quyền đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì bên nhận thế chấp được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán khoản nợ đó cho mình tại thời điểm nghĩa vụ trả nợ đến hạn. Bên nhận thế chấp không được yêu cầu bên thế chấp thanh toán khi nghĩa vụ trả nợ chưa đến hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp nhận trực tiếp các khoản tiền, tài sản từ bên có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận thế chấp phải lập biên bản có chữ ký của bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ. Biên bản nhận các khoản tiền, tài sản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận các khoản tiền, tài sản và xác định giá trị tài sản. Trong trường hợp bên thế chấp không ký vào biên bản thì biên bản đó chỉ cần chữ ký của bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ. Bên nhận thế chấp có trách nhiệm gửi biên bản nhận các khoản tiền, tài sản cho bên thế chấp.
4. Trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên nhận thế chấp có quyền thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo thủ tục quy định tại Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP trong trường hợp khoản nợ là vật;
b) Yêu cầu bên có nghĩa phải trả số tiền gốc, lãi và lãi quá hạn (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
c) Yêu cầu bên thế chấp thực hiện tiếp nghĩa vụ bảo đảm trong trường hợp giá trị nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ thực hiện không đủ để thanh toán giá trị nghĩa vụ của bên thế chấp;
d) Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
5. Việc xử lý tài sản thế chấp là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, dựa trên các căn cứ pháp lý mà Luật Toàn Quốc đã cung cấp ở trên, sẽ giải đáp cho bạn một số vướng mắc liên quan tới vấn đề mà bạn đang cần được Luật sư tư vấn, làm rõ. Bài viết tham khảo:
- Quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản
- Xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản khi không còn khả năng trả nợ
Để được tư vấn chi tiết về xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm bỏ trốn quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Việt Anh