• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các quy định của pháp luật về xử lý tài sản là bất động sản trong trường hợp bên bảo đảm không còn khả năng trả cho bên nhận bảo đảm .

  • Xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản khi không còn khả năng trả nợ
  • Xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản
  • Tư vấn luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Câu hỏi của bạn về xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản:

    Thưa luật sư , tôi có một vấn đề thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp đó là: Tôi có thế chấp tài sản của tôi là một mảnh đất nhà ở, hiện tại do nhiều lí do nên tôi không còn khả năng trả nợ. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi căn nhà tôi sẽ được pháp luật xử lý theo quy định như thế nào? Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản:

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xử lý tài sản bảo đả khi không còn khả năng trả, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, như sau:

1. Cơ sơ pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản:

2. Nội dung tư vấn về xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản:

    Trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc cá nhân, tổ chức sử dụng tài sản để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh đã không còn xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên trong việc giao kết hợp đồng và thực hiện nghĩa vụ, không phải bất cứ cá nhân, tổ chức có khả năng chi trả cho khoản vay trước đây của mình. Vì vậy, trường hợp không có đủ điều kiện chi trả cho khoản vay diễn ra rất nhiều trong cuộc sống. Và bởi vậy, việc xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm đối với bên bảo đảm được rất nhiều sự chú ý, quan tâm. Sau đây chúng tôi xin tư vấn về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản khi bên bảo đảm không còn khả năng trả.

2.1 Khái niệm về tài sản bảo đảm

    Trước khi ta tìm hiểu tài sản bảo đảm là gì thì khái niệm về tài sản đã được pháp luật quy định tại điều 105 của Bộ Luật dân sự 2015

[symple_box color="gray" fade_in="false" float="center" text_align="left" width="20"]

Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

    Tài sản bảo đảm là việc một bên dùng chính tài sản mình đang sở hữu để bảo đảm đối với nghĩa vụ của mình cho bên nhận bảo đảm. 

    Điều 295 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

[symple_box color="gray" fade_in="false" float="center" text_align="left" width="20"]

Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

[caption id="attachment_198960" align="aligncenter" width="600"]https://luattoanquoc.com/chap-quyen-su-dung-dat-va-nha-o-dang-cho-thue-theo-quy-dinh/ xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản[/caption]     Như vậy, theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 tại Điều 295, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ một số trường hợp luật có quy định khác. Tại đây, khi một cá nhân, tổ chức muốn dùng tài sản của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ thì trước hết tài sản đấy phải thuộc sự sở hữu của họ , tránh việc cá nhân, tổ chức dùng tài sản của cá nhân, tổ chức khác để thực hiện các hành vi trái pháp luật. Điều này đã giúp các bên tránh rủi ro khi có giao dịch, trao đổi với nhau

2.2 Đăng ký tài sản bảo đảm

    Cá nhân, tổ chức phải đăng ký tài sản thuộc một trong những trường hợp sau:
Điều 106. Đăng ký tài sản 1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản. 2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác. 3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

Về phân biệt giữa bất động sản và động sản được quy định tại Điều 107 Bộ Luật dân sự 2015
Điều 107. Bất động sản và động sản 1. Bất động sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
2.2.1 Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm
    Khái niệm về đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm:

Điều 3. Giải thích từ ngữ(...) 1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm;
2.2.2 Phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm
    Điều 13 Nghi định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm
Điều 13. Phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm (...) 1. Qua hệ thống đăng ký trực tuyến; 2. Nộp trực tiếp; 3. Qua đường bưu điện; 4. Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
    Như vậy trong quy định trên, pháp luật đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho người có nhu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có thể linh hoạt trong cách thức nộp hồ sơ, tránh tình trạng có khó khăn, bất tiện trong việc đi lại. Nhờ có sự đa dạng về phương thức nộp hồ sơ, mà việc đăng ký biện pháp bảo đảm trở nên dễ dàng, nhanh chóng, rút ngắn bớt thời gian cũng như hạn chế khoảng cách đi lại của người đăng ký thủ tục.
2.2.3 Tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm
    Quy định tại Điều 14 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm
Điều 14. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm 1. Trường hợp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp trực tiếp, thì sau khi nhận hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, người tiếp nhận vào Sổ tiếp nhận, cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký trực tiếp hoàn thiện hồ sơ hoặc lập văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử, thì sau khi nhận được hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, người tiếp nhận vào sổ tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, ngay trong ngày nhận hồ sơ, người tiếp nhận lập văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ được gửi trả lại cùng hồ sơ đăng ký cho người yêu cầu đăng ký qua đường bưu điện có bảo đảm trong trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử trong trường hợp hồ sơ được gửi qua thư điện tử.

2.3 Các trường hợp xử lý tài sản

Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm 1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. 3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
    Nếu trong khoảng thời gian giao dịch , bên bảo đảm không không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ giữa thỏa thuận với các bên thì căn cứ vào Điều 299 Bộ Luật dân sự 2015 , bên nhận bảo đảm có quyền tự mình thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm và phải thông báo cho bên bảo đảm.
2.3.1 Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
    Điều 300 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm 1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó. 2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.


[caption id="attachment_198961" align="aligncenter" width="414"]https://luattoanquoc.com/xu-ly-hanh-vi-vay-tien-khong-tra-theo-quy-dinh/ xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản[/caption]
2.3.2 Phương thức xử lý tài sản bảo đảm
    Điều 303 Bộ Luật dân sự 2015 quy định
Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp 1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: a) Bán đấu giá tài sản; b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; d) Phương thức khác. 2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
    Căn cứ khoản 3 Điều 299 Bộ Luật dân sự 2015 như vậy trong trường hợp trên, khi bên bảo đảm không có khả năng chi trả, bên nhận bảo đảm sẽ xử lý tài sản dựa theo các thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, thì căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 điều 299 và điều 303 Bộ luật dân sự 2015, bên nhận bảo đảm có quyền bán đấu giá tài sản, tự bán tài sản hoặc nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho nghĩa vụ của bên bảo đảm. Bài viết tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết về xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, quý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Việt Anh 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178