• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi làm việc theo hợp đồng lao động. Tài xế A đang thử việc, có quyết định chấm dứt thôi việc 30/08/2017. Tài xế B

  • Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi làm việc theo hợp đồng lao động
  • trách nhiệm bồi thường thiệt hại
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Câu hỏi của bạn:

     Xin hỏi ý kiến Luật sư về vụ việc như sau:

     Tài xế A đang thử việc, có quyết định chấm dứt thôi việc 30/08/2017. Tài xế B đang thử việc, có quyết định thử việc từ 25/08/2017. Ngày 30/08/2017, tài xế A bàn giao tài xế B những thủ tục về chiếc xe Pajero: chìa khóa, tình trạng xe và nội dung khác. Nhưng xe Pajero chạy bằng dầu, còn trong biên bản bàn giao xe, thì tích vào ô xăng nên tài xế B hiểu là xăng. Ngày 31/08/2017, tài xế B sử dụng xe Pajero đi đổ xăng. Hậu quả xe hư hỏng, giá trị sửa chữa 27.100.000 đồng. Xin ý kiến tư vấn về việc bồi thường như thế nào:

     1) Đối với tài xế A

     2) Đối với tài xế B

     3) Đối với Trưởng Phòng Nhân sự

     Kính mong Luật sư tư vấn. Chân thành cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

  1. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

     Điều 584 BLDS quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

     “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.      2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.      3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

     Khi một người có hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng (là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép) hoặc do lỗi của bên bị thiệt hại.

     Bên cạnh đó, Điều 589 BLDS quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:

     “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

     Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ở đây được xác định qua chi phí khắc phục thiệt hại chiếc xe là 27.100.000 đồng.

     Trong trường hợp này, chiếc xe thuộc sở hữu của công ty được giao cho nhân viên sử dụng, việc làm hư hại chiếc xe không hề do sự kiện khách quan nào tác động tới mà là do lỗi của các bên để dẫn đến tình trạng này. Do đó để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai thì chúng ta cần làm rõ trách nhiệm của mỗi người trong sự việc này như sau:

     Ngày 30/08/2017 khi hợp đồng thử việc của A chấm dứt, A bàn giao cho B thủ tục về chiếc xe mà A đang sử dụng. Cần xác định việc bàn giao như trên đã đúng trình tự, thủ tục chưa? Vì thông thường một người mới được vào làm việc như B sẽ không được nhận bàn giao trực tiếp từ người cũ như A mà sẽ phải nhận bàn giao thông qua người phụ trách, quản lý của B hoặc nếu được A bàn giao trực tiếp thì cũng sẽ có người quản lý, giám sát của công ty cùng B nhận xe và làm các thủ tục có liên quan. Vì vậy sự việc này cần xác định cụ thể những người có nhiệm vụ, liên quan đến, từ đó xem xét trách nhiệm liên đới của các bên.

  • Đối với A cần làm rõ việc A đánh dấu vào ô xăng nhằm mục đích gì, là cố ý hay vô ý để xác định mức độ lỗi trong vụ việc. Tại thời điểm A thực hiện hành vi thì vẫn đang trong thời gian làm việc, là nhân viên của công ty do đó nếu xác định là có lỗi trong việc này dẫn đến thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật lao động.
  • Đối với B cần xem xét B là người được A bàn giao trực tiếp như thế là đúng trình tự quy định của công ty chưa? Nếu có dấu hiệu sai phạm thì cần xem xét trách nhiệm của người quản ly, giám sát việc bàn giao này thiếu trách nhiệm trong công việc dẫn tới thiệt hại tài sản. Bên cạnh đó cũng cần xem xét giữa B với công ty đã ký kết hợp đồng trách nhiệm với công ty chưa, nếu đã ký kết thì cần tuân thủ thực hiện theo nội dung trong hợp đồng.
  • Đối với Trưởng phòng quản lý nhân sự cần làm rõ việc bàn giao này có nằm trong sự quản lý và trách nhiệm của họ không, cần xem xét nội quy công ty cũng như hợp đồng mà Trưởng phòng này đã ký kết để xác định trách nhiệm.
[caption id="attachment_51456" align="aligncenter" width="330"]trách nhiệm bồi thường thiệt hại Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi làm việc theo hợp đồng lao động[/caption]
  1. Quy định về mức bồi thường thiệt hại khi làm việc theo hợp đồng lao động

     Điều 130 BLLĐ quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

     “1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

     Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.      2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.”

     Theo đó, người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.
  • Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao.
  • Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.
  1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

     Từ quy định tại Bộ luật lao động và Bộ luật dân sự, có thể xem xét thực hiện việc bồi thường thiệt hại theo các nguyên tắc sau:

  • Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     - Người tâm thần gây thiệt hại thì trách nhiệm của họ như thế nào?

     - Căn cứ vào đâu để tính bồi thường khi việc tịch thu hàng hóa là sai?

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178