• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xác định thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật. Thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại

  • Xác định thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật
  • xác định thiệt hại ngoài hợp đồng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Kiến thức của bạn:

     Xác định thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về xác định thiệt hại ngoài hợp đồng

     Thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

     1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

     Căn cứ vào Điều 589 Bộ luật dân sự quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:

     “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

     1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

     2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. 

     3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

     4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

     Có thể thấy, khi tài sản bị xâm phạm, thiệt hại được xác định bao gồm 2 loại là: thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp.

     Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại có thể xác định cụ thể khi tài sản bị xâm phạm (thiệt hại về giá trị của tài sản). Đây là những loại thiệt hại có thể tính toán bằng các đơn vị đo lường ngay tại thời điểm xảy ra thiệt hại. Loại thiệt hại này có thể bao gồm giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm gây thiệt hại (khi tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng mà không thể sửa chữa), hoặc đó chính là chi phí sửa chữa, phục hồi công dụng của tài sản (đối với trường hợp tài sản bị hư hỏng nhưng có thể sửa chữa).

     Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại gắn liền với việc khai thác công dụng của tài sản (lợi tích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút), những chi phí hợp lý để ngăn chăn, hạn chế và khắc phục thiệt hại và những thiệt hại khác do luật quy định. Đây là những loại thiệt hại được xác định dựa vào nhiều yếu tố, ví dụ khả năng khai thác công dụng của nó.

     2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

     Căn cứ vào Điều 590 Bộ luật dân sự quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

     1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

     a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

     b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

     c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

     d) Thiệt hại khác do luật quy định.

     2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

     Khi sức khỏe của một người bị xâm phạm, thiệt hại được xác định gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

     Thiệt hại về vật chất là những thiệt hại xảy ra trên thực tế mà có thể tính toán được một cách cụ thể bằng đơn vị đo lường. Về nguyên tắc, chỉ những thiệt hại thực tế mới được bồi thường, nên khi yêu cầu bồi thường thiệt hại, người bị thiệt hại phải đưa ra bằng chứng chứng minh các thiệt hại thực tế đã phát sinh, ví dụ như tiền phẫu thuật, tiền thuốc… sẽ căn cứ vào hóa đơn thanh toán mà bệnh viện cung cấp cho người bị thiệt hại hoặc nhân thân của họ.

     Thiệt hại về tinh thần rất khó xác định. Khi xác định tổn hại về tinh thần phải căn cứ vào sự ảnh hưởng của hành vi xâm phạm sức khỏe tới đời sống tinh thần của người bị thiệt hại sau khi chữa lành vết thương. Loại thiệt hại này thường được xác định theo sự thỏa thuận của các bên, nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định nhưng không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. [caption id="attachment_97204" align="aligncenter" width="416"]thiệt hại ngoài hợp đồng Thiệt hại ngoài hợp đồng[/caption]

     3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

     Căn cứ Khoản 1 Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

     “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

     a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

     b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

     c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

     d) Thiệt hại khác do luật quy định.

     2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

     Khi tính mạng bị xâm phạm, thiệt hại cũng được xác định bao gồm: thiệt hại về vật chất và những tổn thất về tinh thần.

     Thiệt hại về vật chất bao gồm những tổn thất có thể tính toán cụ thể bằng các đơn vị đo lường. Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường những thiệt hại về vật chất phải đưa ra bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy nhiên, không phải mọi chi phí mà người bị thiệt hại chứng minh đều có thể được bồi thường toàn bộ, mà những chi phí này phải đảm bảo tính hợp lý.

     Thiệt hại về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm sẽ được bồi thường cho nhân thân của người chết. Mức bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên. Nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định mức cụ thể nhưng không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

     4. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

     Căn cứ Điều 592 Bộ luật dân sự quy định như sau:

     “1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

     a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

     b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

     c) Thiệt hại khác do luật quy định.

     2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

     Đối với yếu tố thiệt hại về tinh thần, ưu tiên sự lựa chọn các bên, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xác định một mức hợp lý nhưng không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về thiệt hại ngoài hợp đồngquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178