• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định pháp luật, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khi nào phải chịu trách nhiệm...

  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định pháp luật
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Kiến thức của bạn:

     Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào?

Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

     Căn cứ Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi phát sinh các căn cứ sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

     Theo quy định tại khoản 1 Điều này, chỉ cần có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã có thể phát sinh, bất kể hành vi đó là trái pháp luật hay không. Thông thường trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện cơ bản như: có thiệt hại xảy ra; có hành vi gây thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.

     Trong quy định tại Khoản 2 “sự kiện bất khả kháng” là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Như vậy, việc có thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của người đó.

     Trường hợp tài sản gây thiệt hại có thể hiểu tài sản ở đây là con vật, hoặc là các phương tiện, đồ vật…vì người chủ sở hữu hoặc người đang chiếm hữu quản lý lơ là, thiếu trách nhiệm khiến cho tài sản gây thiệt hại cho người khác, vì vậy họ phải bồi thường thiệt hại.

2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

     Căn cứ vào Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

     Trong quy định tại Khoản 1, chỉ những thiệt hại thực tế mới được bồi thường, những thiệt hại do suy đoán hoặc không có căn cứ xác định thì không được bồi thường. Có ba nguyên tắc được nêu lên là: nguyên tắc bồi thường toàn bộ, nguyên tắc bồi thường kịp thời và nguyên tắc thỏa thuận về mức bồi thường cũng như hình thức và phương thức bồi thường. Trong đó:

  • Bồi thường toàn bộ được hiểu là thiệt hại xảy ra bao nhiêu phải được bồi thường bấy nhiêu. Thực tế cho thấy, nguyên tắc bồi thường toàn bộ chỉ áp dụng được với trường hợp thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, bởi vì giá trị của tài sản bị xâm phạm đều có thể được xác định một cách cụ thể bằng các đơn vị đo lường. Khi các giá trị nhân thân bị xâm phạm, mức bồi thường thiệt hại chỉ là tương đối chứ không thể tuyệt đối như trường hợp tài sản bị xâm phạm.
  • Bồi thường kịp thời được hiểu là ngay khi thiệt hại xảy ra, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải nhanh chóng khắc phục tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Việc khắc phục thậm chí phải được thực hiện trước khi tranh chấp về bồi thường thiệt hại tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

     Về nguyên tắc, khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể có quyền thỏa thuận về mọi vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đó. Do đó, trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về tất cả các vấn đề liên quan như mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Việc thỏa thuận  này có thể diễn ra trước, trong hoặc sau khi tranh chấp về bồi thường thiệt hại đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, các vấn đề pháp lý có liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Ví dụ, nếu không thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại thì thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ. [caption id="attachment_94503" align="aligncenter" width="494"]Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng[/caption]

3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân

     Căn cứ vào Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân như sau:

“Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”

     Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại. Đây là trường hợp người gây thiệt hại được xác định là không có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường. Đồng thời, bản thân họ chịu sự giám sát, quản lý của cha mẹ nên khi họ gây thiệt hại, cha mẹ bị coi là lỗi trong việc quản lý nên cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại. Tuy nhiên, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con có tài sản riêng thì cha mẹ được lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

     Trong trường hợp con chưa thành niên đang do trường học quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải chịu trách nhiệm bồi thường. Khi đó, ngay cả khi nhà trường không đủ tài sản để bồi thường cũng không được phép lấy tài sản của người chưa thành niên để bồi thường phần còn thiếu.

     Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trong trường hợp này, người gây thiệt hại được xác định là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường bởi vì đây là độ tuổi được xác định có một phần năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đồng thời người trong độ tuổi này có thể tham gia ký kết hợp đồng lao động để tạo thu nhập riêng. Song, nếu người gây thiệt hại không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178