• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Vi phạm nghĩa vụ trả góp đối với bên bán sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của bộ luật dân sự và bộ luật hình sự hiện hành

  • Vi phạm nghĩa vụ trả góp bị xử lý như thế nào
  • Vi phạm nghĩa vụ trả góp
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

VI PHẠM NGHĨA VỤ TRẢ GÓP

Câu hỏi của bạn về không thực hiện trả góp xử lý thế nào

     Chào luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc như sau:

     Hiện tôi có ký hợp đồng mua bán trả góp máy tính với một cửa hàng, thời hạn trả góp là 1 năm. Tôi đã thực hiện trả được 6 tháng, 3 tháng trở lại đây do gia đình xảy ra chút chuyện nên tôi chưa thực hiện trả tiếp. Bên bán có gọi điện  đến nhà tôi mấy lần và yêu cầu trả tiền, không trả sẽ khởi kiện ra tòa. Trong trường hợp của tôi sẽ xử lý thế nào? Mong luật sư sớm trả lời, Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về không thực hiện trả góp xử lý thế nào

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về không thực hiện trả góp xử lý thế nào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về không thực hiện trả góp xử lý thế nào như sau..

1. Cơ sở pháp lý về không thực hiện trả góp xử lý thế nào

2. Nội dung tư vấn về không thực hiện trả góp xử lý thế nào

     Trả góp là từ thường được dùng trong hành vi vay mượn tài sản. Đối với trường hợp không thực hiện trả góp thì sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật dân sự. Nội dung cụ thể Luật Toàn Quốc xin được hướng dẫn, giải đáp cho trường hợp của bạn như sau:

2.1. Quy định của pháp luật Dân sự 

     Theo quy định tại Điều 419 Luật Dân sự 2015 về Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng như sau:

     

Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.      

2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.      

3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

     Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn có ký hợp đồng với bên bán và hình thức trả là trả góp. Tuy nhiên 3 tháng trở lại đây bạn không thực hiện việc thanh toán tiền cho cửa hàng, vậy rõ ràng là bạn đã vi phạm hợp đồng, bạn có nghĩa vụ phải trả tiền cho cửa hàng và bồi thường nếu có thỏa thuận. Trường hợp bạn không chịu thanh toán tiền cho cửa hàng, thì họ có quyền khởi kiện bạn ra tòa để giải quyết theo thủ tục tố tụng. [caption id="attachment_143743" align="aligncenter" width="449"]Vi phạm nghĩa vụ trả góp                             Vi phạm nghĩa vụ trả góp[/caption]

2.2. Quy định của pháp luật Hình sự 

     Mặt khác, theo quy định pháp luật Hình sự trường hợp bạn có điều kiện nhưng không chịu thanh toán tiền cho cửa hàng, thì họ có quyền khởi kiện bạn ra tòa để giải quyết theo thủ tục tố tụng. 

     Điều 175 Bộ luật Hình sự quy định về Lạm dụng chiếm đoạt tài sản như sau:

     

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:    

 a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;      

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.    

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:    

 a) Có tổ chức;    

 b) Có tính chất chuyên nghiệp;      

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;      

e) Tái phạm nguy hiểm.      

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:      

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;    

 b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.      

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.     5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     Trường hợp của bạn do đang gặp khó khăn nên chưa có điều kiện chi trả thì bạn có thể thỏa thuận lại với bên bán về thời hạn trả. Nếu bên bán không đồng ý mà vẫn kiên quyết khởi kiện thì bạn phải tham gia đầy đủ theo giấy triệu tập của tòa.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về không thực hiện trả góp xử lý thế nào quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Hương Li    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178