Văn bản thỏa thuận về di sản thừa kế
14:12 10/12/2018
Văn bản thỏa thuận về di sản thừa kế khi muốn để lại di sản làm chỗ anh em thờ phụng cha mẹ và đi về có chỗ sinh hoạt....
- Văn bản thỏa thuận về di sản thừa kế
- văn bản thỏa thuận về di sản thừa kế
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
VĂN BẢN THỎA THUẬN VỀ DI SẢN THỪA KẾ
Câu hỏi của bạn về văn bản thỏa thuận về di sản thừa kế:
Xin Chào các anh chị bên văn phòng luật. Tôi muốn nhờ các anh chị cho tôi xin các mẫu văn bản về luật thừa kế. Gia đình tôi bố mẹ tôi có 08 người con bố đã mất được 21 năm rồi, anh cả cũng mất được 24 năm rồi. Hiện tại di sản chỉ có mẹ tôi đứng tên. Mẹ tôi mất 2 năm và không có di chúc. Nay tôi xin tư vấn để anh em chúng tôi có giấy tờ đúng pháp luật vì chúng tôi không chia di sản mà chỉ muốn đó là chỗ anh em thờ phụng cha mẹ và đi về có chỗ sinh hoạt. Vậy kính mong các anh chị tư vấn cho tôi nội dung cần làm những gì.
Câu trả lời của Luật sư về văn bản thỏa thuận về di sản thừa kế:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về văn bản thỏa thuận về di sản thừa kế ; chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về văn bản thỏa thuận về di sản thừa kế như sau:
1. Căn cứ pháp lý về văn bản thỏa thuận về di sản thừa kế:
2. Nội dung tư vấn về văn bản thỏa thuận về di sản thừa kế:
2.1. Những người có quyền thừa kế Vì bố mẹ bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật.Những người thừa kế theo pháp luật dân sự bao gồm: "Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết" Việc thỏa thuận về di sản thừa kế của bố mẹ bạn để lại cần có sự thỏa thuận của tất cả những người sau:- Ông bà nội, ông bà ngoại của bạn
- Anh chị em bạn
2.2. Văn bản thỏa thuận về di sản của bố mẹ
Tất cả tài sản của bố mẹ sẽ trở thành di sản thừa kế. Những người có quyền thừa kế sẽ thỏa thuận đối với tất cả tài sản của bố mẹ mà bố mẹ để lại. Chúng tôi sẽ phác thảo nội dung văn bản thỏa thuận về di sản thừa kế để bạn tham khảo như sau:CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
THỎA THUẬN
PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ Chúng tôi gồm có: 1. Ông (Bà) ………, sinh năm ……., mang chứng minh nhân dân số …….. do ……….cấp ngày …../…../……., đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………………….. 2. Ông (Bà) ………, sinh năm ……., mang chứng minh nhân dân số …….. do ……….cấp ngày …../…../……., đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …………………... Chúng tôi cùng lập văn bản này để thỏa thuận việc phân chia di sản thừa kế với các nội dung như sau: 1. Về người để lại di sản và di sản: – Người để lại di sản: Ông ………, sinh năm …….., mất ngày …./…./….. Quê quán: …………………. Bà ...., sinh năm ....., mất ngày …./…./….. Quê quán: ……………… – Di sản của ông ……….. bao gồm: – Di sản của bà ……….. bao gồm: – Trước khi mất, ông…….. và bà ..... không để lại di chúc và không để lại nghĩa vụ về tài sản nào. 2. Về quan hệ thừa kế:
- Bố mẹ đẻ của ông …………đều đã mất trước ông………..
- Ông ………. có vợ là bà ………… và 04 (bốn) người con đẻ, gồm: ……………………………………………………………………
Chúng tôi, những người tham gia thỏa thuận phân chia di sản này xin cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân, về di sản và các giấy tờ liên quan đến di sản thừa kế do chúng tôi cung cấp trong Thỏa thuận phân chia di sản này là đúng sự thật.
– Không bỏ sót, không dấu người thừa kế theo quy định của pháp luật; Ngoài những người thừa kế có tên nêu nêu trong văn bản, ông …….. không còn người thừa kế nào khác. Nếu còn có ai chứng minh được là người thừa kế hợp pháp của ông …….., thì chúng tôi hoàn toàn liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật, kể cả việc bồi thường bằng tài sản riêng của chúng tôi nếu có thiệt hại xảy ra, và không yêu cầu Công chứng viên chứng nhận văn bản này phải chịu trách nhiệm gì về những việc này.
– Không ai trong chúng tôi có bất cứ hành vi nào dẫn đến việc bị truất quyền thừa kế theo quy định của Pháp luật.
– Di sản nêu trên không bị tranh chấp, không bị kê biên hoặc thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu/ sử dụng chưa chấp hành, và không được dùng để đảm bảo một nghĩa vụ nào khác.
– Thỏa thuận này do chúng tôi tự nguyện lập và việc phân chia, cho tặng di sản thừa kế nêu trên không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản nào của bất cứ ai trong số chúng tôi.
– Chúng tôi đã tự đọc/ nghe đọc lại toàn bộ văn bản, đã hiểu rõ nội dung và trách nhiệm của mình khi lập văn bản và cùng tự nguyện ký tên/ điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỎA THUẬN
....
Văn bản sau khi soạn thảo xong, bạn có thể chứng thực tại UBND cấp xã hoặc công chứng tại Văn phòng công chứng.
Một số bài viết tham khảo:
- Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
- Thủ tục phân chia di sản thừa kế là đất đai theo quy định của pháp luật
Để được tư vấn về Văn bản thỏa thuận về di sản thừa kế, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.