• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Vai trò của Luật sư khi hỗ trợ khách hàng đề nghị xét lại bản án hình sự đã có hiệu lực được thể hiện cụ thể như thế nào?

  • Vai trò của Luật sư khi hỗ trợ khách hàng đề nghị xét lại Bản án đã có hiệu lực pháp luật?
  • vai trò của Luật sư khi hỗ trợ khách hàng đề nghị xét lại bản án
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư giải đáp giúp: Vai trò của Luật sư khi hỗ trợ khách hàng đề nghị xét lại Bản án đã có hiệu lực pháp luật? Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư, tôi xin cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

1. Đề nghị xét lại bản án được hiểu như thế nào?

     Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án sẽ được xét lại theo thủ tục Giám đốc thẩm. Trong trường hợp Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra Bản án, quyết định đó thì sẽ được xét lại theo thủ tục Tái thẩm. Đây là những thủ tục đặc biệt để xem xét lại những bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng thuộc vào một trong các trường hợp nói trên.

     Trong trường hợp Bản án Phúc thẩm “có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án” hoặc “có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó”, Luật sư cần tư vấn cho khách hàng làm đơn đề nghị xem xét thủ tục Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm.

2. Những lưu ý khi Luật sư hỗ trợ khách hàng đề nghị xét lại bản án

     Pháp luật tố tụng hiện hành không có quy định về việc Luật sư có tham gia bào chữa, bảo vệ cho khách hàng tại phiên tòa Giám đốc thẩm hoặc phiên tòa Tái thẩm khi bản án đã có hiệu lực pháp luật được xem xét lại theo thủ tục hoặc Tái thẩm vì phiên tòa Giám đốc thẩm hoặc phiên tòa Tái thẩm không được xét xử công khai. Chỉ trong trường hợp “xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa chữa một phần bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật” thì Tòa án xét xử Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm mới triệu tập người bị kết án, Luật sư và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm.

     Vì vậy, trong giai đoạn này, Luật sư cũng không được tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, không còn quyền gặp bị án đang chấp hành hình phạt, không được tham gia phiên tòa nếu không được triệu tập… nên vai trò của Luật sư trong giai đoạn này chỉ là tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo Đơn đề nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

     Để hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn này, nếu Luật sư đã bào chữa cho bị cáo từ phiên tòa Sơ thẩm hoặc phiên tòa Phúc thẩm thì có thể sử dụng nội dung bản luận cứ và các tài liệu đã sao chụp được từ hồ sơ và vụ án trước đó để tư vấn và soạn thảo giúp khách hàng Đơn đề nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Đối với Luật sư mới được “mời” sau phiên tòa Phúc thẩm thì việc soạn thảo giúp khách hàng Đơn đề nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm sẽ khó khăn hơn vì không nắm được đầy đủ chứng cứ cũng như diễn biến của vụ án để hỗ trợ khách hàng.

     Để bảo đảm uy tín cũng như bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng thì trong trường hợp không được tham gia bào chữa cho bị cáo từ phiên tòa sơ thẩm hoặc phiên tòa Phúc thẩm, Luật sư cần cân nhắc việc tiếp nhận lời mời “vào cuộc” sau phiên tòa Phúc thẩm.

     Bên cạnh việc tư vấn và soạn thảo giúp khách hàng Đơn đề nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Luật sư cũng cần chủ động đưa ra kiến nghị nhận danh Luật sư về những nội dung cần được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

     Về cơ bản thì bố cục và nội dung bản kiến nghị này cũng tương tự như bản luận cứ bào chữa công bố ở phiên tòa Phúc thẩm; song cần tập trung nhấn mạnh vào những chứng cứ chứng minh bản án Phúc thẩm “có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án” hoặc “có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó”; đặc biệt là những chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án nhưng chưa được Tòa án cấp Phúc thẩm xem xét đến hoặc những chứng cứ mới, phát sinh sau khi xét xử phúc thẩm để đề nghị những người có thẩm quyền kháng nghị xem xét lại vụ án.

     Hiện nay, hầu hết các phiên tòa Giám đốc thẩm hoặc phiên tòa Tái thẩm đều không triệu tập Luật sư. Vì vậy đối với những vụ án “được” kháng nghị Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm, Luật sư cũng cần chủ động có văn bản đề nghị được tham gia phiên tòa và chuẩn bị đầy đủ tài liệu, chứng cứ cũng như “tâm thế” để tham gia phiên tòa - nếu được triệu tập.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vai trò của Luật sư khi hỗ trợ khách hàng đề nghị xét lại bản án:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về trình tự, kĩ năng và thủ tục đề nghị xét lại bản án mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về giải quyết tình huống liên quan đến đề nghị xét lại bản án tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời về đề nghị xét lại bản án qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Quỳnh
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178