Uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền có phạm tội?
17:11 19/02/2019
Hành vi uy hiếp tinh thần có khả năng làm cho bị hại lo sợ qua đó buộc phải đưa tiền, Do vậy hành vi này có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản
- Uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền có phạm tội?
- Uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền
Câu hỏi về uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Việc uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền có phạm tội hay không?
Câu trả lời về uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền như sau:
1. Cơ sở pháp lý về uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền
2. Nội dung tư vấn về niêm yết giá sai quy định gây nhầm lẫn
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang thắc mắc là: “Uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền có phạm tội không?.” Với nội dung câu hỏi trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
.............
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay ta có thể hiểu cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi đe dọạ sẽ dùng vũ lực được hiểu là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.
Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản
Về cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản bạn có thể tham khảo tại đây: Quy định xử phạt tội cưỡng đoạt tài sản trong BLHS 2015
2.2. Tư vấn cụ thể nội dung câu hỏi của khách hàng
Như đã phân tích ở trên về bản chất, cưỡng đoạt tài sản là tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản sợ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội. Đồng thời hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, ta thấy hành vi của người bán hàng có khả năng uy hiếp tinh thần của bị hại, làm cho bị hại lo sợ qua đó buộc bị hại phải đưa tiền cho người phạm tội. Về mục đích hành vi uy hiếp tinh thần được thực hiện là để chiếm đoạt tài sản của bị hại. Do vậy hành vi uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền đã có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Khi chưa khởi tố có được tạm giam không?- Luật Toàn Quốc
- Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án thì phải làm như thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về Uy hiếp tinh thần bắt du khách trả tiền quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: An Dương