• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tư vấn thủ tục tách thửa tại Lai Châu theo quy định mới nhất, diện tích tối thiểu tách thửa tại lai châu, trường hợp không được tách thửa tại lai châu...

  • Tư vấn thủ tục tách thửa tại Lai Châu theo quy định mới nhất
  • tách thửa tại Lai Châu
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết
Kiến thức của bạn:      Tách thửa tại Lai Châu Kiến thức của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tách thửa tại Lai Châu cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về tách thửa tại Lai Châu

1. Tư vấn tách thửa tại Lai Châu

     Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa. Như vậy để xem xét về điều kiện tách thửa thì chủ sử dụng đất phải tìm hiểu quyết định của ủy ban nhân tỉnh nơi có đất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa.

1.1. Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Lai Châu đối với đất ở

a) Diện tích tối thiểu để tách thửa

     Căn cứ vào Quyết định 35/2014/QĐ-UBND về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận đất ở; kích thước, diện tích đất tối thiểu được tách thửa; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất ở như sau:      - Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phải phù hợp với quy định về xây dựng nhà ở.

  • Đối với đất ở tại đô thị thì các thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo có diện tích tối thiểu là 80 m2 và kích thước chiều rộng tối thiểu của thửa đất là 04 mét (4m);
  • Đối với đất ở tại nông thôn thì các thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo có diện tích tối thiểu là 120 m2 và kích thước chiều rộng tối thiểu của thửa đất là 05 mét (5m);
  • Trường hợp thửa đất xin tách thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng đồng thời hợp với thửa đất khác để hình thành thửa đất mới mà đảm bảo diện tích, kích thước tối thiểu theo quy định tại các Điểm a và b Khoản này thì được phép tách thửa.

     - Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thực hiện theo dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được cấp thẩm quyền phê duyệt.

b) Các trường hợp không được tách thửa đối với đất ở tại Lai Châu

     Có 8 trường hợp không được tách thửa, thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người sử dụng đất không được phép tách thửa đất ở: 

  • Thửa đất đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Thửa đất đang có tranh chấp.
  • Thửa đất hoặc tài sản gắn liền với thửa đất đang bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phong toả, kê biên để thi hành án.
  • Thửa đất không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 của Quy định này.
  • Thửa đất không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật Đất đai năm 2013
  • Các khu vực đã có quy định phải bảo vệ, bảo tồn.
  • Đất ở thuộc dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê.
  • Khu vực đất có dự án đầu tư mà đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi đất.
[caption id="attachment_88971" align="aligncenter" width="396"]tách thửa tại Lai Châu                    tách thửa tại Lai Châu[/caption]
1.2. Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Lai Châu đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở

     Căn cứ vào Quyết định 56/2017/QĐ-UBND về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở trên địa bàn tỉnh Lai Châu được quy định như sau:

a) Diện tích tối thiểu được tách thửa

- Đối với khu vực nông thôn (xã).

  • Trường hợp thửa đất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất nông nghiệp khácđược quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp thì sau khi tách thửa, các thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu như sau: Đất trồng lúađất nuôi trồng thủy sảnđất trồng cây hàng năm khác là 1.000 m2; đất trồng cây lâu năm là 2.000 m2; đất nông nghiệp khác là 3.000 m2đất rừng sản xuất là 3.000 m2.
  • Trường hợp thửa đất nông nghiệp đã được quy hoạch sử dụng đất là đất phi nông nghiệp thì sau khi tách thửa, các thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu như sauĐất trồng lúađất nuôi trồng thủy sảnđất trồng cây hàng năm khác là 300 m2; đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác là 1.000 m2đất rừng sản xuất là 3.000 m2.

- Đối với khu vực đô thị (phường, thị trấn): Sau khi tách thửa, các thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu như sau: Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản là 300 m2đất rừng sản xuất là 3.000 m2.

Lưu ý: 

  • Trường hợp thửa đất nông nghiệp đã được quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thịlà đất ở mà việc tách thửa đồng thời với chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở để hình thành thửa đất ở gn lin với thửa đất nông nghiệp còn lại hoặc hình thành các thửa đất ở thì điều kiện, diện tích đất nông nghiệp được tách thửa phải đáp ứng đủ điều kiện, diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở đã nêu trên.
  • Trường hợp thửa đất nông nghiệp sau khi chia tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng đồng thời hợp với thửa đất khác để hình thành thửa đất mới mà đảm bảo về diện tích tối thiểu được tách thửa theo từng loại đất quy định tại Quyết định này thì được phép tách thửa.
b) Những trường hợp không được tách thửa

     Có 4 trường hợp, người sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được tách thửa đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: 

     - Không đảm bảo điều kiện đối với diện tích tách thửa đất ở đã nêu trên;

     - Toàn bộ thửa đất hoặc một phần diện tích thửa đất xin tách thửa đã có quyết định thu hồi đất hoặc thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai năm 2013;

     - Toàn bộ thửa đất hoặc một phần diện tích thửa đất xin tách thửa chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được UBND tỉnh phê duyệt;

      - Không cho phép tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang sử dụng vào mục đích khác mà thửa đất hoặc một phần thửa đất xin tách thửa không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh phê duyệt và điều kiện, diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở đã nêu trên.

2. Thủ tục tách thửa tại Lai Châu

     Để nắm rõ thủ tục tách thửa tại Lai Châu, bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây:      Điều kiện được tách thửa đất theo quy định hiện hành      Trình tự thủ tục thực hiện tách thửa đất theo quy định của pháp luật

    Để được tư vấn chi tiết về tách thửa tại Lai Châu, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.          

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178