• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất giữa con riêng với người quản lý di sản, Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 Theo điều 33 của Luật [..]

  • Tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất giữa con riêng với người quản lý di sản
  • Tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRANH CHẤP THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT GIỮA CON RIÊNG VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN

Kiến thức của bạn:

    E là con riêng của bà B. Sau đó bà B có lấy ông A,E về sống chung với hai ông bà. A và B có khai hoang được một mảnh đất và có một người con chung. Sau đó người con riêng và người con chung đều thoát ly gia đình đi kiếm sống. Ông A mất, bà B có nhờ ông D quản lí đất nhà. Không lâu sau thì bà B mất .Con riêng có tranh chấp về quyền sử dụng đất với người quản lý di sản. Trong trường hợp này giải quyết tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất giữa con E với ông D được giải quyết như thế nào ?  Câu trả lời của luật sư: Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn về tranh chấp quyền thừa kế là quyền sử dụng đất.

     Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn quy định về việc giải quyết tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất giữa con riêng với người quản lý di sản như sau:

     Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014: Theo điều 33 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 : “Tài sản chung của hai vợ chồng bao gồm tài sản của hai vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân, trừ trường hợp quy định tại điều 40 của Luật này, tài sản của vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung hoặc tài sản của vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của  vợ, chồng, trừ trường hợp vợ, chồng được thừa kế riêng được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”. Như vậy, đầu tiên xác định được quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả hai vợ chồng và về nguyên tắc thì mỗi bên sẽ được hưởng một nửa. [caption id="attachment_41497" align="aligncenter" width="461"]Tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất giữa con riêng với người quản lý di sản Tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất giữa con riêng với người quản lý di sản[/caption]

    1. Thời hiệu khởi kiện trong tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất

     Việc chia di sản thừa kế phải tuân theo quy định của pháp luật. Người thừa kế phải thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản trong thời hạn do pháp luật quy định. Hết thời hạn này thì người thừa kế sẽ mất quyền yêu cầu chia di sản thừa kế để xác định quyền sở hữu của mình. Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế tại khoản 1 điều 623: "Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản.10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế”.

     Có thể thấy đây là điểm mới được Bộ luật dân sự năm 2005 chia làm hai trường hợp. là động sản và bất động sản, việc quy định như vậy sẽ giúp cho quyền công dân được đảm bảo triệt để, các tranh chấp về phân chia di sản được bảo vệ giải quyết thỏa đáng hơn.

   2. Chủ thể có quyền hưởng di sản  trong tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất

     Thứ nhất, Chủ thể có quyền hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

     Căn cứ vào quy định tại điều 654 của BLDS 2015: “ Con riêng và bố dượng và mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế di sản theo quy định tại điều 651 và điều 652 của Bộ luật này”.

     Như vậy, có thể thấy điều kiện ở đây để được hưởng di sản thừa kế của bố dượng và mẹ kế phải là phải có mối quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, yếu tố chăm sóc như cha mẹ, con như thế nào thì pháp luật chưa quy định nhưng chúng ta cũng có thể xác định được theo từng trường hợp cụ thể, phong tục tập quán của từng nơi, sự lệ thuộc giữa con riêng với mẹ kế với nhau...để xác định người thừa kế.

     Thứ hai, Người quản lý di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

      Trong trường hợp khi cả hai vợ chồng chết đi mà có người quản lý, sử dụng đất thì tư cách của người quản lý sử dụng đất lúc này sẽ là người quản lý di sản.

     Căn cứ vào điều 616 của BLDS 2015: “ 1. Người quản lí di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận chỉ định cử ra. 2.Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lí di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lí di sản thì người đang chiếm hữu ,sử dụng, quản lí di sản tiếp tục quản lí di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lí di sản."

     Người quản lý di sản không phải là chủ sở hữu nên có các quyền quy định tại điều 617, 618 của BLDS 2015. Theo đó, người quản lý di sản phải thông báo tình trạng di sản cho người thừa kế, giao lại tài sản theo yêu cầu của người thừa kế; bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố,thế chấp và định đoạt tài sản bằng hình thức khác nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.

      Như vậy, nếu trong trường hợp con riêng mà yêu cầu người quản lý di sản giao đất thì người quản lý di sản phải tiến hành giao đất. Tuy nhiên, với vai trò là người quản lý di sản có công sức trong việc quản lý, trông coi di sản của bà B nên khi tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất thì ông D cũng có thể thỏa thuận đối với người con riêng tiền thanh toán chi phí trông nom hoặc cho một phần diện tích đất sao cho hợp lý.

   3. Giải quyết tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất

      Trong trường hợp cả hai vợ chồng khi mất không để lại di chúc thì việc tiến hành phân chia di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại điều 651 của BLDS 2015: “ a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm có : vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    Do vậy, nếu trong trường hợp chồng mất nếu giữa hai vợ chồng có con chung thì 1/2 di sản thừa kế của chồng sẽ được chia cho con chung, vợ, con riêng mỗi người một phần bằng nhau.Trường hợp mẹ kế chết thì 1/2 di sản còn lại của bà sẽ tiếp tục chia tiếp cho con riêng, con chung mỗi người 1 phần bằng nhau.

     Lưu ý: Trong trường hợp người quản lý di sản họ đã quản lý mảnh đất này lâu năm thì tùy trường hợp tòa án sẽ căn cứ vào công sức đóng góp quản lý, trả tiền nộp thuế hàng năm thì có thể thỏa thuận giữa con riêng thanh toán những chi phí hoặc cho một phần diện tích đất.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

      Để được tư vấn chi tiết hơn về Tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected].      Luật Toàn Quốc Xin chân thành cảm ơn./

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178