• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định như sau: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám [...]

  • Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định theo quy định
  • Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định

Kiến thức của bạn:
  • Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định

     1. Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định

     Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động quy định trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định như sau:

     Thứ nhất: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:

  • Giám định đ hưng bảo hiểm xã hội một lần;
  • Giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
  • Giám định đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh nghề nghiệp;
  • Giám định để xác định không đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh, người lao động phải nghỉ dưỡng thai hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ ng thai;
  • Giám định đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
  • Giám định tái phát, bao gồm cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát;
  • Giám định tổng hợp đối với trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ hưu.

     Trường hợp người lao quy định tại Khoản này vì lý do sức khỏe mà không thể tự lập hồ sơ thì người sử dụng lao động hoặc thân nhân của người lao động có thể thay mặt người lao động đó lập hồ sơ khám giám định. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã.

     Thứ hai: Thân nhân của người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi người đó cư trú.

     Thứ ba: Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:

  • Không thuộc các trường hợp nêu trên;
  • Người lao động theo quy định tại Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

     Thứ tư: Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ giám định đối với trường hợp khám giám định phúc quyết.

     Thứ năm: Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định phúc quyết lần cuối. [caption id="attachment_76305" align="aligncenter" width="450"]Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định[/caption]

     2. Thời hạn giám định lại

    Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động quy định thời hạn giám định lại như sau:

     Thứ nhất: Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giám định lại ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

     Thứ hai: Trường hợp xác định tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương thì Hội đồng Giám định y khoa được kết luận thời hạn lần khám giám định tiếp theo ngắn hơn thời hạn quy định nêu trên.

     Thứ ba: Đối với người đã được giám định ngoài đối tượng nêu trên nhưng có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới trong đó thể hiện mc thêm bệnh khác hoặc bệnh đã được giám định thay đổi mức độ nặng lên hoặc nhẹ đi so với tình trạng bệnh, tật được kết luận trong Biên bản Giám định y khoa ln gần nhất thì được đề nghị giám định trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178