• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt quan hệ lao động với người lao động trái quy định của pháp luật lao động

  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt quan hệ lao động trái pháp luật
  • chấm dứt quan hệ lao động
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Kiến thức của bạn:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt quan hệ lao động trái pháp luật?

Câu trả lời:

- Căn cứ pháp lý:

+ Bộ luật lao động năm 2012

+ Nghị định 05/2015

- Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động 2012, khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trái với quy định tại Điều 38, 39 thì việc chấm dứt này được coi là chấm dứt trái với quy định pháp luật. 

Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trái với quy định pháp luật thì phải thực hiện những nghĩa vụ sau:

Căn cứ Điều 42 Bộ luật lao động 2012:

  1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
  3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
  4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
  5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Điều 26a. Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 

Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 hoặc Khoản 2 Điều 43 của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Theo như quy định trên thì khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định pháp luật ( Việc chấm dứt không tuân thủ Điều 38 Bộ luật lao động 2012) thì người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện nghĩa vụ theo những trường hợp sau:

Trường hợp 1: + Phải nhận người lao động trở lại làm đúng công việc đã giao kết hợp đồng trước khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động

+ Phải trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc do bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

+ Phải trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

Trường hợp 2: Khi người lao động không muốn gắn bó tiếp với người sử dụng lao động:

+ Ngoài các khoản quy định ở Trường hợp 1, người lao động còn được trả thêm khoản trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012.

Trường hợp 3: Khi người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động, người lao động đồng đồng ý thì:

+ Được bồi thường các khoản theo quy định tại trường hợp 1

+ Được trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012

+ Người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải thỏa thuận khoản bồi thường thêm nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

Trường hợp thứ 4: Người lao động vẫn muốn tiếp tục làm việc, nhưng vị trí, công việc đã được giao kết hợp đồng không còn nữa thì:

+ Phải bồi thường toàn bộ theo trường hợp 1

+ Hai bên phải thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

Trường hợp thứ 5: Vi phạm quy định về thời hạn báo trước việc chấm dứt hợp đồng lao động, sẽ phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Điều 48 của bộ luật lao động 2012 quy định:

  1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
  2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
  3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

    Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

     Để được tư vấn về chấm dứt quan hệ lao động quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.      
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178