• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trách nhiệm của công ty khi nhân viên lái xe làm chết người. Công ty tôi sử dụng xe ô tô để chở nguyên liệu trong nội bộ nhà máy nên từ năm 2014 không đăng

  • Trách nhiệm của công ty khi nhân viên lái xe làm chết người
  • nhân viên lái xe làm chết người
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY KHI NHÂN VIÊN LÁI XE LÀM CHẾT NGƯỜI

Câu hỏi của bạn:

     Công ty tôi sử dụng xe ô tô để chở nguyên liệu trong nội bộ nhà máy nên từ năm 2014 không đăng kiểm (vì chỉ đi trong nhà máy, không tham gia trên đường giao thông). Nhưng không may lái xe đang đi trong nhà máy đã va chạm với nhân viên bảo vệ (đi thuê) đang đi tuần, hậu quả nhân viên bảo vệ bị chết trên đường đi cấp cứu. Công ty đã mời công an đến hiện trường sau thời gian điều tra kết luận là lỗi hỗn hợp 50/50. Như vậy trách nhiệm của công ty tôi phải chịu là như thế nào mong Luật sư tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

  1. Nhân viên lái xe làm chết người thì phát sinh hậu quả gì?

     Vì vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tính mạng của con người nên chúng ta cần xem xét nguyên nhân dẫn đến hậu quả trên. Theo như bạn trình bày thì công an đã đến hiện trường điều tra kết luận là lỗi hỗn hợp của cả hai bên tuy nhiên chúng tôi cũng chưa nắm rõ được đây liệu có phải là kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền hay chưa? Trường hợp này có thể sẽ phát sinh trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC như sau:

     “Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

     Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động nhưng không tham gia giao thông đường bộ (như di chuyển, hoạt động trong trường học, công trường đang thi công hoặc đang khai thác) mà gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm đó như tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 98 Bộ luật hình sự, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 99 Bộ luật hình sự hoặc tội vi phạm quy định về an toàn lao động, về an toàn ở những nơi đông người quy định tại Điều 227 Bộ luật hình sự.”

     Như vậy, nếu có dấu hiệu của tội phạm thì tùy vào thực hoàn cảnh mà người gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau:

[caption id="attachment_53091" align="aligncenter" width="427"]nhân viên lái xe làm chết người Trách nhiệm của công ty khi nhân viên lái xe làm chết người[/caption]

     Ngoài ra sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự:

     Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

     “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.      2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.      3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

     Vì đây không phải là trường hợp xâm phạm tính mạng do sự kiện bất khả kháng, cũng không phải hoàn toàn do lỗi của nhân viên bảo vệ nên người gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.

  1. Trách nhiệm của công ty khi nhân viên lái xe làm chết người

     Điều 600 BLDS quy định bồi thường thiệt hại trong trường hợp cụ thể do người làm công, người học nghề gây ra, theo đó: “Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

     Ở sự việc này, người gây thiệt hại được xác định là người đang trực tiếp, sử dụng phương tiện, đó là nhân viên lái xe và họ cũng có lỗi trong việc dẫn tới hậu quả làm người bảo vệ thiệt mạng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì nhân viên lái xe này là người làm công cho công ty bạn và khi thực hiện công việc được giao có gây ra thiệt hại thì công ty bạn có trách nhiệm chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại. Sau đó, công ty bạn có quyền yêu cầu người nhân viên lái xe hoàn trả một khoản tiền phù hợp theo quy định của pháp luật.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     - Gây tai nạn do lỗi kỹ thuật của xe thì ai có trách nhiệm?

     - Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi làm việc theo hợp đồng lao động

     Để được tư vấn về Trách nhiệm của công ty khi nhân viên lái xe làm chết người, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178