• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trách nhiệm chi trả chi phí giám định trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

  • Trách nhiệm chi trả chi phí giám định trong tố tụng dân sự
  • Chi phí giám định trong tố tụng dân sự
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về chi phí giám định trong vụ án dân sự, trách nhiệm chi trả chi phí giám định, trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

  • Pháp lệnh số: 02/2012/UBTVQH13 quy định về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng;
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015
  • Nghị định 81/2014/NĐ- CP Quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng;

1. Các loại chi phí giám định trong tố tụng dân sự

     Pháp lệnh 02/2012/UBTVQH quy định tại khoản 1, điều 3: chi phí giám định là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc giám định do tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     Khoản 2, Điều 159 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định chi phí giám định trong tố tụng dân sự quy định về chi phí giám định như sau:

   

Điều 159. Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định

     1. Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền mà người giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Tòa án hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự.

     2. Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.”

     Theo điều 9 của pháp lệnh 02/2012/UBTVQH thì chi phí giám định sẽ bao gồm một hoặc một số loại chi phí sau:

  • Chi phí tiền lương và các khoản thù lao cho người thực hiện giám định;
  • Chi phí vật tư tiêu hao;
  • Chi phí sử dụng dịch vụ;
  • Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị;
  • Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Chi phí giám định trong tố tụng dân sự

2. Trách nhiệm chi trả chi phí giám định trong tố tụng dân sự

     Chi trả chi phí giám định trong tố tụng dân sự trong hầu hết mọi trường hợp không phải do cơ quan tiến hành tố tụng chi trả mà là do người tham gia tố tụng chi trả. Chi phí giám định trong tố tụng dân sự gồm có: tiền tạm ứng chi phí giám định và chi phí giám định.

2.1 Trách nhiệm chi trả tiền tạm ứng chi phí giám định

     Khoản 1, điều 11 pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải do: đương sự trong vụ việc dân sự nộp.

     Điều 160 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định rõ: Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được xác định như sau:

  • Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
  • Trường hợp các bên đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định.
  • Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
  • Đương sự, người có yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.

2.2 Trách nhiệm chi trả chi phí giám định trong tố tụng dân sự

     Điều 161 bộ luật tố tụng dân sự quy định trách nhiệm chi trả chi phí giám định trong tố tụng dân sự là do các bên đương sự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được hoặc pháp luật không có quy định khác thì trách nhiệm chịu chi phí giám định được xác định như sau:

  • Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
  • Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
  • Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 (tòa đình chỉ vụ án trong trường hợp Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan), điểm b khoản 1 Điều 299 (Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật) của Bộ luật này thì nguyên đơn phải chịu chi phí giám định.
  • Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289 (Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong trường hợp: Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị), khoản 3 Điều 296 (Hoãn phiên tòa phúc thẩm trong trường hợp Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ) của Bộ luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí giám định;
  • Trường hợp người tự mình yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 3 Điều 160 của Bộ luật này, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ;
  • Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.

2.3 Một số lưu ý về trách nhiệm chịu chi phí giám định trong tố tụng dân sự

  • Người nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định (điều 12, pháp lệnh 02/2012/UBTVQH)
  • Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận thì được giảm tiền tạm ứng chi phí, chi phí giám định (khoản 1, điều 13, pháp lệnh 02/2012/UBTVQH)
  • Việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định quy định tại Điều 12 và khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với người có yêu cầu giám định, được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận và việc giám định do tổ chức giám định công lập thực hiện (khoản 2, điều 13, pháp lệnh 02/2012/UBTVQH)
  • Để thực hiện được quyền ưu tiên là được miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định thì người được hưởng quyền ưu tiên phải tiến hành các thủ tục hành chính đối với cơ quan có thẩm quyền theo điều 16 và điều 18 của pháp lệnh 02/2012/UBTVQH và phải được cơ quan có thẩm quyền đồng ý.

     Một số bài viết cùng chuyên mục:

Liên hệ Luật sư tư vấn về chi phí giám định trong tố tụng dân sự:

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về chi phí giám định trong tố tụng dân sự mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về chi phí giám định trong tố tụng dân sự. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500;
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com;

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178