• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015 quy định như thế nào? Bạo loạn là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng..

  • Tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015 quy định như thế nào?
  • Tội bạo loạn trong bộ luật hình sự
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TỘI BẠO LOẠN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Kiến thức của bạn:

    Như thế nào là tội bạo loạn? Hình phạt đối với tội này được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự 2015?

Kiến thức của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015.

     Bạo loạn là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền (địa phương hoặc trung ương). Chính vì tính chất đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội mà tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 112: Tội bạo loạn.

     “Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

  1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
  2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
  3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

     1.Cấu thành của tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015.

      1.1. Khách thể của tội bạo loạn.

     Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm. Đối với tội bạo loạn thì xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc gia được quy định tại Phần thứ hai, Chương XIII của Bộ luật hình sự 2015. Đây là khách thể đặc biệt, liên quan đến lợi ích của một quốc gia mà không phải của một cá nhân hay tổ chức nào. 

     1.2.Mặt khách quan của tội bạo loạn.

     Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan, bằng những hành vi, cử chỉ và lời nói. Đối với tội bạo loạn, người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:

 Hoạt động vũ trang là thực hiện các hoạt động được trang bị vũ khí có tổ chức, công khai chống lại chính quyền, chống lại lực lượng vũ trang nhân dân, phá hoại an ninh chính trị ở địa phương như: cướp kho tàng, bắt, giết cán bộ, bộ đội, công an, chiếm trụ sở của Đảng, của cơ quan chính quyền, doanh trại của lực lượng vũ trang, cướp vũ khí của dân quân tự vệ.

- Dùng bạo lực có tổ chức là sử dụng sức mạnh của nhiều người (không có vũ trang) làm áp lực chống chính quyền nhân dân như: bao vây, chiếm giữ hoặc đập phá trụ sở chính quyền, lực lượng vũ trang, đốt phá tài sản của Nhà nước, tập thể hoặc của nhân dân.

     Để tiến hành bạo loạn chống chính quyền nhân dân, người phạm tội phải tập hợp, lôi kéo nhiều người tham gia. Chúng có thể vũ trang ngay từ đầu hoặc dùng bạo lực có tổ chức, cướp vũ khí của lực lượng vũ trang, tiến hành hoạt động vũ trang công khai chống chính quyền nhân dân. [caption id="attachment_54658" align="aligncenter" width="393"]Tội bạo loạn trong bộ luật hình sự Tội bạo loạn trong bộ luật hình sự[/caption]

     1.3.Chủ thể của tội bạo loạn.

     Thứ nhất, Chủ thể của tội bạo loạn là người có năng lực trách nhiệm hình sự, nghĩa là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.

     Thứ hai, phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được chia như sau:

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ các quy định khác.

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304. (Điều 12 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

     Như vậy, đối với tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015 thì chủ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

     1.4.Mặt chủ quan của tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015.

     Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài. Do đó, các hoạt động vũ trang, là biểu hiện của lỗi cố ý, dù người phạm tội nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật nhưng người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. Mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân.

2.Hình phạt của tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015.

  • Đối với người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Đối với người đồng phạm khác: phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
  • Người chuẩn bị phạm tội: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Một số bài viết tham khảo:

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178