• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tính mức phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định pháp luật: nhà giáo được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng, từ các năm....

  • Tính mức phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định pháp luật
  • mức phụ cấp thâm niên nhà giáo
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MỨC PHỤ CẤP THÂM NIÊN NHÀ GIÁO

Kiến thức của bạn:

     Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định pháp luật?

Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Thứ nhất về mức phụ cấp thâm niên nhà giáo

     Bộ luật Lao động 2012 quy định thâm niên làm việc như sau:

"Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày."

     Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được quy định tại nghị định 54/2011:

     Điều 3. Mức phụ cấp

Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Vậy khi đủ điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên thì nhà giáo được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng, từ các năm sau thì mỗi năm tính thêm 1%Thứ hai cụ thể về cách tính mức phụ cấp thâm niên được căn cứ theo thông tư liên tịch 68/2011

     Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Ví dụ 1: Nhà giáo A đã giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công 15 năm, trong đó có 7 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó được ký hợp đồng làm việc để giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập đến nay được 8 năm. Như vậy, nhà giáo A có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 15 năm (gồm 7 năm giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 8 năm giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập), mức phụ cấp thâm niên tương ứng với thời gian 15 năm là 15%.

Ví dụ 2: Nhà giáo B đã giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập, sau khi hết thời gian tập sự có 8 năm giảng dạy, giáo dục. Sau đó, nhà giáo B được điều động làm công tác thanh tra và được xếp ở ngạch thanh tra viên là 3 năm, tiếp theo nhà giáo B được điều động về làm công tác giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập đến nay được 3 năm. Như vậy, nhà giáo B có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm (11 năm giảng dạy, giáo dục + 3 năm được xếp ở ngạch thanh tra viên), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 14 năm là 14%.

Ví dụ 3. Nhà giáo C đã giảng dạy, giáo dục ở trường tiểu học công lập, sau khi hết thời gian tập sự đã giảng dạy, giáo dục được 6 năm thì đi nghĩa vụ quân sự với thời gian 02 năm (24 tháng), sau đó được xuất ngũ về tiếp tục công tác giảng dạy, giáo dục tại trường tiểu học công lập 4 năm. Như vậy, thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo C là 12 năm (10 năm giảng dạy, giáo dục + 2 năm đi nghĩa vụ quân sự), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 12 năm là 12%.

 Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng

Mức tiền phụ cấp thâm niên = I Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng I x I Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ I x I Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng I

     Thứ ba về tiền lương được hưởng từ phụ cấp thâm niên của nhà giáo được căn cứ là tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội căn cứ theo công văn 1177/2012/BHXH

"1. Về đối tượng áp dụng, thời điểm đóng và tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo:

1.1. Đối tượng áp dụng: Bao gồm nhà giáo, người làm nhiệm vụ giảng dạy theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH.

1.2. Thời điểm đóng và hưởng phụ cấp thâm niên nghề:

Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề của các đối tượng thuộc diện áp dụng nêu tại Điểm 1.1 nêu trên dùng để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kể từ ngày 01/5/2011 trở đi.

Tiền lương đóng BHXH bao gồm cả phụ cấp thâm niên nghề của các tháng đã được ghi trong sổ BHXH (bao gồm cả trường hợp truy thu đã ghi điều chỉnh mức đóng trong sổ BHXH) làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định đối với người hưởng chế độ BHXH kể từ ngày 01/5/2011 trở đi.

Ví dụ 1: Ông A nghỉ ốm từ ngày 5/5/2011 đến ngày 20/5/2011 hưởng trợ cấp ốm đau, tiền lương tính hưởng trợ cấp của ông A là tiền lương đóng BHXH tháng 4/2011 (tiền lương đóng BHXH không có phụ cấp thâm niên nghề). Nếu ông A nghỉ ốm từ ngày 5/6/2011 đến ngày 20/6/2011 thì tiền lương tính hưởng trợ cấp của ông A là tiền lương đóng BHXH của tháng 5/2011 (tiền lương đóng BHXH bao gồm cả phụ cấp thâm niên nghề).

Ví dụ 2: Ông B bị tai nạn giao thông ngày 15/3/2011 và ngày 10/7/2011 điều trị xong, ra viện. Ông B được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng từ tháng 7/2011, tiền lương tính hưởng khoản trợ cấp theo số năm đóng BHXH là tiền lương đóng BHXH tháng 2/2011 (tiền lương đóng BHXH không có phụ cấp thâm niên nghề). Nếu ông B bị tai nạn lao động ngày 02/7/2011, ngày 15/9/2011 điều trị xong, ra viện và được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng từ tháng 9/2011, tiền lương tính hưởng khoản trợ cấp theo số năm đóng BHXH là tiền lương đóng BHXH tháng 6/2011 (tiền lương đóng BHXH bao gồm cả phụ cấp thâm niên nghề).

Ví dụ 3: Ông C sinh tháng 8/1949, nguyên là Hiệu phó Trường PTTH M, có thời gian công tác tính thâm niên nghề đến khi nghỉ hưu là 34 năm 02 tháng, hưởng chế độ hưu trí từ tháng 9/2011, có diễn biến tiền lương 5 năm cuối: Từ tháng 9/2006 đến tháng 8/2009 hưởng lương hệ số 4,98 và phụ cấp chức vụ là 0,4; Từ tháng 9/2009 đến tháng 8/2011 hưởng lương hệ số 4,98 và phụ cấp chức vụ là 0,4, trong đó từ tháng 5/2011 đến tháng 8/2011 được hưởng phụ cấp thâm niên nghề, đã truy đóng BHXH và ghi điều chỉnh mức đóng trong sổ BHXH. Lương hưu hàng tháng của ông C tại thời điểm tháng 9/2011 được tính lại như sau:

- Từ tháng 9/2006 đến tháng 8/2009:

(4,98 + 0,4) x 830.000 đồng x 36 tháng = 160.754.400 đồng

- Từ tháng 9/2009 đến tháng 4/2011:

(4,98 + 0,4) x 830.000 đồng x 20 tháng = 89.308.000 đồng

- Từ tháng 5/2011 đến tháng 8/2011 đóng BHXH gồm có thâm niên nghề là 34%:

(4,98 + 0,4) x 830.000 đồng x 1,34 x 4 tháng = 23.934.544 đồng

Lương hưu của ông C tại thời điểm tháng 9/2011 sau khi đã tính thâm niên nghề là:

(160.754.400 đ + 89.308.000 đ + 23.934.544 đ)/ 60 tháng x 75% = 3.424.961 đồng/tháng.

Ví dụ 4: Bà D, là giáo viên, có thời gian công tác tính thâm niên nghề là 10 năm 08 tháng, sinh con nghỉ hưởng chế độ thai sản từ ngày 12/7/2011, có tiền lương 6 tháng trước khi sinh con từ tháng 01/2011 đến tháng 6/2011, hệ số 3,66 (tháng 5/2011 đến tháng 6/2011 được hưởng phụ cấp thâm niên nghề, đã truy đóng BHXH và ghi điều chỉnh mức đóng trong sổ BHXH). Trợ cấp thai sản hàng tháng của bà D được tính tại thời điểm tháng 7/2011 như sau:

- Từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2011:

3,66 x 830.000 đồng x 4 tháng =12.151.200 đồng

- Từ tháng 5/2011 đến tháng 6/2011 đóng BHXH gồm có thâm niên nghề là 10%:

3,66 x 830.000 đồng x 1,1 x 2 tháng = 6.683.160 đồng

Trợ cấp thai sản hàng tháng của bà D được tính tại thời điểm tháng 7/2011 sau khi đã tính thâm niên nghề là:

(12.151.200 đ + 6.683.160 đ)/6 tháng x 100% = 3.139.060 đồng/tháng.

1.3. Nhà giáo, người làm nhiệm vụ giảng dạy đã nghỉ hưu hoặc hưởng các chế độ BHXH trước ngày 01/5/2011 do không thuộc đối tượng áp dụng tính hưởng thâm niên nghề nên lương hưu, trợ cấp BHXH không có khoản phụ cấp thâm niên nghề. Đối với Nhà giáo, người làm nhiệm vụ giảng dạy hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/5/2011 trở đi mà tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng chế độ BHXH là toàn bộ tiền lương các tháng trước ngày 01/5/2011 thì khi tính hưởng chế độ BHXH không có khoản phụ cấp thâm niên nghề."

    Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178