• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Để được tư vấn chi tiết về thủ tục thành lập công ty giao nhận mới nhất 2020, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500

  • Thủ tục thành lập công ty giao nhận theo quy định 2020
  • Thủ tục thành lập công ty giao nhận
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thủ tục thành lập công ty giao nhận

Câu hỏi của quý khách hàng về Thủ tục thành lập công ty giao nhận:

     Hiện nay tôi muốn thành lập công ty giao nhận nhưng không biết về trình tự thủ tục như thế nào? Kính mong được quý luật sư tư vấn cho tôi. Tôi cảm ơn luật sư.

Câu trả lời của luật sư về Thủ tục thành lập công ty giao nhận như sau:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thủ tục thành lập công ty giao nhận, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thủ tục thành lập công ty giao nhận như sau:

1. Cơ sở pháp lý thành lập công ty giao nhận: 

2. Nội dung tư vấn về thành lập công ty giao nhận:

     Nền kinh tế ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực nữa mà đã phát triển vượt ra tầm thế giới. Nhằm đáp ứng được kịp thời sự phát triển đó hàng loạt các công ty giao nhận hàng hóa được thành lập và là một trong những mô hình kinh doanh đang rất được quan tâm. Việc thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình như đóng gói, bốc xếp, lưu kho, làm thủ tục gửi hàng, dỡ hàng, giao cho người nhận,… được gọi là giao nhận. Vậy giao nhận theo nghĩa rộng có thể hiểu là tập hợp các nghiệp vụ bao gồm từ việc chuẩn bị hàng hóa, kho bãi và các thủ tục liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua. Còn công việc giao và nhận hàng hóa, sản phẩm chỉ là một khâu trong quy trình đưa sản phẩm từ bên giao sang bên nhận.

     Thường các hoạt động này được xâu chuỗi, tập hợp thành ngành nghề trong Công ty dịch vụ giao nhận hay còn gọi là công ty logistics (thuật ngữ pháp lý) là một hoạt động thương mại. Theo đó, thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc như:  nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác và tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng. Hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

2.1 Điều kiện thành lập công ty giao nhận:

     Theo Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định rõ điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ giao nhận Logistics cụ thể như sau:

Điều 4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics 1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó. 2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử. 3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics: Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện
     Nếu công ty không có vốn đầu tư nước ngoài, thì ngoài việc tiến hành thành lập doanh nghiệp theo thủ tục Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP, nhà đầu tư cần phải được cấp Giấy phép kinh doanh một số dịch vụ của Logistics tại các cơ quan có thẩm quyền, phụ thuộc vào dịch vụ kinh doanh ví dụ như: Bộ thông tin và truyền thông, Cục hàng không Việt Nam, Cục hàng hải Việt Nam, …      Trong trường hợp công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì trước hết nhà đầu tư phải được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam (trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư không cần tiến hành thủ tục này). Để được phép đầu tư thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư phải xem xét:
  • Nếu nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới thì được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ – CP về phần trăm vốn góp tùy thuộc vào ngành nghề dự kiến kinh doanh.
  • Nếu nhà đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp trên, để được phép đầu tư nhà đầu tư phải xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Ngoài ra, trình tự thủ tục thành lập loại hình này cũng tuân thủ chặt chẽ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chi tiết tham khảo tại mục 2.2 dưới đây.
[caption id="attachment_190086" align="aligncenter" width="477"] Thủ tục thành lập công ty giao nhận[/caption]

2.2 Thủ tục thành lập công ty giao nhận:

     Thủ tục để thành lập công ty giao nhận hay còn gọi là công ty logistics về cơ bản giống như thủ tục thành lập công ty thông thường như quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ – CP bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (công dân Việt Nam: thẻ căn cước công dân, chứng minh thư còn hiệu lực và người nước ngoài: hộ chiếu còn hiệu lực) của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
  • Văn bản ủy quyền

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan Đăng ký kinh doanh

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty).

Bước 4: Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

     Kết luận: Sau khi thành lập, nếu muốn hoạt động trong lĩnh vực mà mình lựa chọn doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh ngành nghề của lĩnh vực đó. Để được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu riêng biệt của ngành nghề đó theo các điều kiện được công khai trên Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thủ tục thành lập công ty giao nhận mới nhất 2020, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. 

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.  

 Chuyên viên: Trần Thảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178