Thủ tục để tặng cho phần di sản thừa kế theo quy định pháp luật
16:44 13/07/2018
Thủ tục để tặng cho phần di sản thừa kế theo quy định pháp luật, gia đình tôi có 4 anh chị em, được hưởng tài sản của cha mẹ để lại.Nay tôi muốn để lại cho.
- Thủ tục để tặng cho phần di sản thừa kế theo quy định pháp luật
- Thủ tục để tặng cho phần di sản thừa kế
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thủ tục để tặng cho phần di sản thừa kế
Câu hỏi của bạn:
Luật sư có thể tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Gia đình tôi có 4 anh chị em, được hưởng tài sản của cha mẹ để lại. Nay tôi muốn để lại cho đứa em thì thủ tục phải như thế nào?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về thủ tục để tặng cho phần di sản thừa kế:
Theo thông tin bạn cung cấp, cha mẹ bạn đã mất có để lại di sản, những người thuộc diện hưởng di sản gồm 4 người con; nay bạn muốn để lại di sản cho người em nhưng chưa biết thủ tục thế nào. Dựa trên thông tin cung cấp, chúng tôi xin tư vấn trong 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp thứ nhất: 3 người con muốn để lại tất cả di sản cho 1 người em.
- Trường hợp thứ hai: 1 mình bạn muốn để lại phần di sản của mình nhận được cho người em.
1. Tất cả những người thừa kế đồng ý để lại di sản cho một người thừa kế
Khi mà tất cả những thuộc diện hưởng di sản thừa kế mong muốn để lại di sản mà mình được nhận cho một người thừa kế thì họ có thể thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản của những người thừa kế làm cho khối di sản còn nguyên vẹn khi chỉ thuộc về một người. Khi đó, em bạn có thể nhận được toàn bộ di sản thừa kế mà bố mẹ bạn để lại.
Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 quy định về từ chối nhận di sản như sau:
“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”
Như vậy, việc từ chối nhận di sản cần được những người thừa kế lập thành văn bản gửi đến người đang quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản và phải được thực hiện trước thời điểm phân chia di sản. Những người thuộc diện hưởng di sản thừa kế có thể ra Văn phòng công chứng/Phòng công chứng hoặc UBND cấp xã lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế này.
[caption id="attachment_100794" align="aligncenter" width="370"] Thủ tục để tặng cho phần di sản thừa kế[/caption]
2. Bạn muốn để lại phần thừa kế của mình cho người em
Khi một người thừa kế muốn để lại phần thừa kế của mình cho một người thừa kế khác, họ sẽ không thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản; bởi lẽ khi từ chối nhận di sản thì phần di sản đó sẽ thuộc khối di sản thừa kế chưa định đoạt, được phân chia theo pháp luật cho tất cả những người thừa kế còn lại chứ không thể chỉ định một người thừa kế cụ thể hưởng phần di sản đó.
Giải pháp tốt nhất mà chúng tôi xin tư vấn cho bạn đó là vẫn sẽ tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật về thừa kế hoặc chia theo di chúc mà bố mẹ bạn để lại. Bạn vẫn sẽ nhận phần di sản thừa kế của mình và sau đó bạn tiến hành thủ tục tặng cho người em của bạn. Khi đó, phần di sản mà bạn được nhận sẽ thuộc về người em mà bạn muốn tặng cho.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Quyền thừa kế của con dâu trong khối di sản mà bố chồng để lại;
- Giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế khi một người thừa kế không chịu phân chia;
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục để tặng cho phần di sản thừa kế theo quy định pháp luật quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.