• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành....hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp....

  • Đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện như thế nào?
  • kiểu dáng công nghiệp
  • Pháp luật sở hữu trí tuệ
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư, tôi có một thiết kế về hình dáng sản phẩm đang muốn bảo hộ dưới dạng là kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên tôi chưa hiểu rõ về thủ tục để được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Vì vậy rất mong Luật sư tư vấn và giải đáp giúp. Xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện như thế nào?

     Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.  Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập. Tuy nhiên, không phải mọi hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc đều được bảo hộ; nó phải đảm bảo các điều kiện khác mà Luật sở hữu trí tuệ quy định.

      Đặc biệt, Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Do đó, để được bảo hộ thì chủ đơn phải nộp đơn để được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

2. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

      Theo điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:

Điều 63. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có tính mới;

2. Có tính sáng tạo;

3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.

       Tại điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định đối với đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp như sau:

Điều 64. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

       Như vậy, điều kiện để bảo hộ một đối tượng dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp thì đối tượng đó không thuộc trường hợp cấm (không được bảo hộ) và đáp ứng các điều kiện tính mới,tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

3.1. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

- 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN  Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

- 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; (Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN) bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:

  •  Tên kiểu dáng công nghiệp;
  •  Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
  •  Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
  •  Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;
  •  Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;
  •  Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].

- 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Các tài liệu khác (nếu có):

  •  Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  •  Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
  •  Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
  •  Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3.2. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn;
  • Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
  • Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
  • Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
  • Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
  • Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
  • Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);
  • Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

3.3. Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Gồm các loại phí mà mức phí như sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
  • Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;
  • Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
  • Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.

       Lưu ý: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại)

3.4. Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

   Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

3.5. Hình thức nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

   Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

a) Hình thức nộp đơn giấy

    Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

  •  Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  •  Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  •  Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

b) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến:

  • Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số
  • Đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến:

  • Bước 1: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ
  • Bước 2: Nộp Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.

    Ghi chú: Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

4. Tra cứu kiểu dáng công nghiệp

Tình huống tham khảo:

     Anh A có một kiểu dáng sản phẩm muốn bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp. Anh A muốn tra cứu các thông tin để xem sản phẩm của mình có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không. Tuy nhiên anh A chưa biết phải sử dụng công cụ tra cứu nào và tra cứu tại đâu?

Trả lời:

  • Công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp
  •  Các cơ sở dữ liệu tra cứu trên internet;
  •  Các Bảng phân loại (IPC, Locarno, Ni-xơ, Viên)
  •  Bảng tra theo từ khóa;
  •  Các đĩa quang dùng để tra cứu;
  •  Công báo SHCN;
  •  Sổ Đăng bạ quốc gia.
  • Một số trang web tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp hữu ích

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearchIND.php

   Đây là trang web thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

http://www.wipo.int/designdb/en/index.jsp

    Đây là trang web tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp của WIPO, tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin của hơn 2 triệu đơn/bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, trong đó có khoảng trên 80.000 đơn/bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp nộp theo Thỏa ước Lahay.

https://www.tmdn.org/tmdsview-web/welcome

   Đây là trang web tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp do EUIPO cung cấp, tại công cụ tra cứu này, người dùng tin có thể tra cứu khoảng 10 triệu tư liệu về kiểu dáng công nghiệp, được EUIPO thu thập từ hơn 60 quốc gia/tổ chức trên thế giới, trong đó có các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và các đơn nộp qua WIPO theo Thỏa ước Lahay.

      Kết luận: Để thực hiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì người nộp đơn cần tra cứu để xem có đáp ứng điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hay không. Sau đó tiến hành soạn thảo các giấy tờ như trong hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp và lựa chọn hình thức nộp hồ sơ phù hợp và nộp các khoản phí,lệ phí kèm theo trong quá trình nộp đơn để được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

      Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có rất nhiều vai trò đối với doanh nghiệp như góp phần tăng giá trị thương mại của doanh nghiệp. Một kiểu dáng được bảo hộ cũng có thể được cấp phép sử dụng (hoặc bán) cho người khác để tăng nguồn thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bằng cách cấp phép sử dụng kiểu dáng, doanh nghiệp có thể tăng cường thâm nhập thị trường tại những nơi họ chưa có mặt. Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cũng ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc đạo nhái, giúp tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường. Với những vai trò đó nên việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp là hết sức cần thiết. Tuy nhiên người nộp đơn thường gặp hạn chế về kiến thức lẫn kinh nghiệm nên việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gặp không ít khó khăn,vướng mắc. Chính vì vậy, quý vị có thể tham khảo thêm các dịch vụ dưới dây của chúng tôi:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Tư vấn qua điện thoại 1900 6500:  Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục, kê khai, hoặc các vấn đề khác liên quan đến đăng ký kiểu dáng công nghiệp mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.  

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.  

Tư vấn trực tiếpNếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.  

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về đăng ký kiểu dáng công nghiệp như: soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, gia hạn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và các thủ tục khác có liên quan,...

 

Chuyên viên: Tiến Anh

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178