• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định thì một nhãn hiệu mới được pháp luật bảo hộ, theo quy định tại Điều 72 Luật sở

  • Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật mới nhất
  • thủ tục đăng ký nhãn hiệu
  • Dịch vụ luật sở hữu trí tuệ
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

     Xin chào luật sư! Tôi muốn hỏi về thủ tục đăng ký nhãn hiệu hiện nay được quy định như thế nào?

Câu trả lời của luật sư:
  Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất là gì?

     Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để bảo hộ nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đây là công việc rất quan trọng và là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện theo trình tự thủ tục luật định do chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người/tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền thực hiện. Theo đó, thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay là toàn bộ quy trình để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ bao gồm các bước cơ bản: Tra cứu nhãn hiệu đăng ký; nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu trong quá trình thẩm định; cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với thời gian bảo hộ nhãn hiệu. [caption id="attachment_205150" align="aligncenter" width="619"] Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất[/caption]

2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

     Theo mục 7 thông tư 01/2007/TT-BHKCN và các văn bản sửa đổi bổ sung, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:
7. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp 7.1 Tài liệu tối thiểu Cục Sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “đơn”) nếu khi được nộp, đơn có ít nhất các loại tài liệu quy định tại các điểm a, b và e khoản 1 Điều 100, khoản 1 Điều 108 của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định cụ thể sau đây: a) Đối với đơn đăng ký sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, các tài liệu bắt buộc phải có để đơn được tiếp nhận gồm: (i) Tờ khai đăng ký; (ii) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký; Cụ thể: đối với đơn đăng ký sáng chế là bản mô tả sáng chế; đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (phải có trong tờ khai); đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý là tên sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (phải có trong tờ khai) và bản mô tả tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;” (iii)Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). b) Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu quy định tại điểm 7.1.a trên đây, đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây: (i) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận; (ii) Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý); (iii) Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); (iv) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại điểm 37.7.a của Thông tư này (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương) . 7.2 Yêu cầu đối với đơn a) Đơn phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật Sở hữu trí tuệ và các yêu cầu riêng đối với từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại các điều 102, 103, 104, 105, 106 của Luật Sở hữu trí tuệ được hướng dẫn chi tiết tại các điểm 23, 28, 33, 37 và 43 của Thông tư này. b) Để bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình xử lý, đơn còn phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức sau đây: (i) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong đơn; (ii) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu có thể được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư này; (iii) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), riêng đối với tài liệu là bản đồ khu vực địa lý có thể được trình bày trên mặt giấy khổ A3 (420mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn (iv) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp; (v) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập; (vi) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn; (vii) Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam; (viii) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn. c) Đơn phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về số lượng bản tài liệu, mẫu, bản vẽ, ảnh chụp và yêu cầu cụ thể đối với từng loại đơn tương ứng quy định tại Thông tư này. d) Tờ khai và tài liệu khác của đơn phải bảo đảm có đầy đủ các thông tin bắt buộc và thống nhất; bản dịch tiếng Việt của tài liệu đơn phải phù hợp với bản gốc; giấy ủy quyền phải bao hàm các nội dung quy định tại điểm 4.2 của Thông tư này. e. Đối tượng nêu trong đơn phải được phân nhóm, phân loại chính xác theo quy định. Nếu người nộp đơn không tự phân nhóm, phân loại hoặc phân nhóm, phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc này và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân nhóm, phân loại theo quy định g) Đối với các tài liệu yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan đã nhận đơn đầu tiên, công chứng, uỷ ban nhân dân...) thì phải có con dấu xác nhận của cơ quan đó. 7.3 Các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt nhưng phải được dịch ra tiếng Việt: a) Giấy uỷ quyền; b) Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác (chứng nhận thừa kế; chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả chuyển giao đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động...); c) Các tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên: Phần xác nhận của cơ quan nhận đơn đối với bản sao đơn (các đơn) đầu tiên, trừ đơn quốc tế về sáng chế nộp theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế - PCT; danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên; giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác 7.4 Các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt, nhưng nếu Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu thì phải được dịch ra tiếng Việt: a) Bản sao đơn đầu tiên để chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên; b) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
     Theo đó Hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị gồm các giấy tờ cơ bản sau:
     - Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN; Mẫu đơn đăng ký

     - Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn;       - 07 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
     - Chứng từ nộp phí, lệ phí.      => Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tài liệu trên thì bạn có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ. Thời gian đăng ký nhãn hiệu        
     Theo quy định, quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:    
     (i) thẩm định hình thức (1-2 tháng), 
     (ii) công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); 
     (iii) thẩm định nội dung (9-12 tháng);        
     (iii) cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).                       Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét duyệt.

3. Khi nào nhãn hiệu được bảo hộ?

3.1. Quyền thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

     Nhãn hiệu là một trong những yếu tố thể hiện thương hiệu của doanh nghiệp cũng như tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường. Một khi nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ thành công thì bất kỳ chủ thể nào xâm phạm đều có thể bị xử lý tùy theo mức độ của hành vi. Vậy, những ai có quyền đăng ký nhãn hiệu? Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định như sau:
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ: ... 13. Điều 87 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu 1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. 2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. 3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ. 6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng. 7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”
[caption id="attachment_205152" align="aligncenter" width="484"] Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất[/caption]

3.2 Điều kiện nhãn hiệu được bảo hộ khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

     Nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điều 72 luật sở hữu trí tuệ 2005:
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; 2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.[/symple_box

     Như vậy, nhãn hiệu phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định thì mới được  pháp luật bảo hộ, theo quy định tại Điều  72 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì Điều kiện bảo hộ chung đối với nhãn hiệu bao gồm:

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác: Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết.      Theo đó, không phải ai cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu, đồng thời một nhãn hiệu muốn được bảo hộ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.      Như vậy, Khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, không có quá nhiều đầu hồ sơ cần chuẩn bị. Tuy nhiên, vấn đề khó nhất trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu là kê khai tờ khai đăng ký. Trong đó có các nội dung về mô tả nhãn hiệu, áp dụng nhóm hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ mà không phải người am hiểu pháp luật sẽ khó kê khai chính xác. Ngoài ra, việc tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu cũng như thời gian thực hiện thủ tục đăng ký lâu, nhiều công đoạn cũng là thách thức lớn đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tự đi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.      Bài cũng có thể viết tham khảo bài viết dưới đây:

    
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất: Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục, kê khai, hoặc các vấn đề khác liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu, tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu, xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cách kê khai tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất,.... Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất. Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ. Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất như: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký quyền tác giả,...
     Bài viết tham khảo:        Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Văn Chung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178