• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thương hiệu và tránh các hành vi xâm phạm......

  • Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế mới nhất hiện nay
  • đăng ký nhãn hiệu quốc tế
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ

Câu hỏi của bạn:

    Chào Luật sư, tôi có vấn đề rất mong được Luật sư tư vấn. Cụ thể, tôi đã đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hiện nay, tôi đang mở rộng kinh doanh ra nước ngoài kèm theo việc phát triển thương hiệu. Vì vậy, tôi cũng muốn bảo hộ nhãn hiệu tại nước mà tôi kinh doanh, rất mong được Luật sư tư vấn cách thức đăng ký và nếu có thể thì thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế giúp tôi. Xin trân trọng cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

       Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đăng ký nhãn hiệu quốc tế, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về đăng ký nhãn hiệu quốc tế như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?

      Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhãn hiệu được đăng ký, bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ (trừ một số trường hợp ngoại lệ như nhãn hiệu Benelux, nhãn hiệu cộng đồng chung châu Âu…). Đồng thời, việc chiếm đoạt nhãn hiệu trên thực tế diễn ra ngày càng phổ biến, tinh vi hơn tại nhiều nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vì vậy, khi hàng hóa được xuất khẩu hoặc dự định xuất khẩu hoặc khi muốn tiến hành các dịch vụ của mình tại nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải tiến hành đăng ký kịp thời nhãn hiệu của mình tại nước đó.

     Việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp xâm nhập, tạo lập, giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu, chống lại mọi hành vi vi phạm, cạnh tranh không lành mạnh hoặc chiếm đoạt của đối thủ cạnh tranh hoặc những kẻ trục lợi. đăng ký nhãn hiệu quốc tế

       Để đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài có hai cách phổ biến, đó là đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia và đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid.

  • Đăng ký tại từng Quốc gia:

Để đăng ký nhãn hiệu tại từng Quốc gia thì người nộp hồ sơ phải thông qua Một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp. Đây là tổ chức có chuyên môn và đủ thẩm quyền để một cá nhân, hoặc tổ chức thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại nước mà tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đó hoạt động. 

  • Hệ thống Madrid:

Hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý, ra đời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu cùng một lúc tại nhiều quốc gia trên thế giới (Người nộp đơn có thể tìm kiếm các thông tin liên quan đến Hệ thống theo địa chỉ https://www.wipo.int/madrid/en/).

Hệ thống này được điều chỉnh bởi hai văn bản pháp lý chính: Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid. Việt Nam đã tham gia Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên của cả hai văn kiện trên.

2. Điều kiện nộp đơn, Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam theo Hệ thống Madrid

    Để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid thì người nộp đơn cần xem xét những tiêu chí sau, nếu đáp ứng điều kiện thì chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ dưới đây:

  2.1. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid

  • Cá nhân mang quốc tịch tại nước là thành viên của Hệ thống Madrid hoặc tổ chức có cơ sở kinh doanh hợp pháp tại nước là thành viên của Hệ thống Madrid có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid.
  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid cần dựa trên đơn đăng ký cơ sở đã được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

  2.2. Hồ sơ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam

  • 02 Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, đánh máy theo mẫu số: 06-ĐKQT Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • 02 bản Tờ khai MM2 [đăng tải tại website: http://wipo.int (ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Anh)];
  • 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (Trường hợp đăng ký là nhãn hiệu màu thì ngoài 05 mẫu nhãn hiệu màu, người nộp đơn cần nộp 05 mẫu nhãn hiệu đen, trắng);
  • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Bản phô tô đơn đăng ký cơ sở hoặc bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • 02 bản MM18 trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định vào Hoa Kỳ;
  •  Phí thẩm định sơ bộ hình thức nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ: 2.000.000VNĐ;
  • Phí nộp cho Văn phòng quốc tế có đăng tải tại website: http://wipo.int

3. Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

     Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

  Trường hợp nộp hồ sơ đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó). đăng ký nhãn hiệu quốc tế

4. Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Tình huống tham khảo:

     Thưa Luật sư, tôi có một số quán ăn đã được mở tương đối lâu và cũng đã có vị trí nhất định trong lòng khách hàng tại những nơi tôi kinh doanh. Theo như gợi ý của bạn bè thì họ khuyên tôi nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tránh bị người khác xâm phạm. Vì vậy, tôi cũng đang có dự định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tuy nhiên khi tìm hiểu thì có nhiều vấn đề mà tôi không hiểu. Trong đó, tôi rất băn khoăn về hồ sơ đăng ký sẽ gồm những giấy tờ gì và chi phí đăng ký bảo hộ là bao nhiêu? Tôi rất mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi những vấn đề này.

     Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

     Để bảo hộ nhãn hiệu, người có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu thực hiện theo các bước bao gồm tra cứu logo có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không, thực hiện việc soạn thảo hồ sơ và tiến hành các thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền, nộp lệ phí và giải quyết các vấn đề phát sinh.

     Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký nhãn hiệu là Cục Sở hữu trí tuệ, còn việc nộp hồ sơ có thể thực hiện qua các hình thức như nộp trực tiếp, thông qua bưu điện hay qua tài khoản đăng ký tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng của Cục Sở hữu trí tuệ.

  • Về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm có:

02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN 

- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

- Các tài liệu khác (nếu có)

  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
  • Về chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm các khoản sau:

  •  Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ ( Hiện nay đang được giảm 50%, nên mức phí nộp đơn là 75.000 đồng)
  •  Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
  •  Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  •  Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
  •  Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  •  Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

    Kết luận:  Để đăng ký nhãn hiệu quốc tế thì người có nhu cầu đăng ký có thể thực hiện thông qua hai cách là đăng ký trực tiếp tại quốc gia mà mình có nhu cầu thông qua một tổ chức đại diện sở hữu công nghiêp và thông qua Hệ thống Madrid (Nếu đáp ứng điều kiện). Để đăng ký thông qua hệ thống Madrid thì người nộp đơn cần tra cứu mình có thuộc quốc gia nằm trong hệ thống Madrid hay không. Nếu đáp ứng điều kiện thì người nộp đơn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên và chuẩn bị các khoản chi phí để thực hiện thủ tục.

     Thực tế, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế là rất phức tạp bởi các quy định pháp lý cũng như khoảng cách địa lý. Vì vậy, người có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế nên cân nhắc để lựa chọn các dịch vụ đăng ký để việc bảo hộ thuận lợi và nhanh chóng có kết quả.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về đăng ký nhãn hiệu quốc tế:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, điều kiện, thủ tục, chi phí đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.  

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.  

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.  

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu quốc tế như sau: soạn thảo hồ sơ, giấy tờ cho việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế; thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục để đăng ký nhãn hiệu quốc tế và các thủ tục khác mà khách hàng có nhu cầu.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Tiến Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178