• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chuyển giao nhãn hiệu dưới dạng thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu (mua bán nhãn hiệu) sẽ chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ thể này sang chủ thể khác...

  • Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu được thực hiện như thế nào?
  • thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
  • Dịch vụ luật sở hữu trí tuệ
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU

Câu hỏi của bạn:

         Kính chào Luật sư, công ty tôi có một số nhãn hiệu không có nhu cầu sử dụng nữa nên có dự định chuyển nhượng cho người khác. Khi tìm hiểu về thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu thì có rất nhiều vấn đề mà tôi chưa rõ. Vì vậy tôi rất mong luật sư có thể giải đáp cho tôi về vấn đề này. Trân trọng cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

       Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi về thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì? Vai trò của chuyển nhượng nhãn hiệu?

      Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Bên chuyển nhượng sẽ tiến hành chuyển giao các quyền đối với nhãn hiệu (bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng để nhận một khoản tiền (hoặc cũng có thể là lợi ích khác). Bên nhận chuyển nhượng nhãn hiệu thừa hưởng quyền sở hữu nhãn hiệu và có nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền (hoặc lợi ích) cho cho bên chuyển nhượng theo thỏa thuận. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

      Chuyển nhượng nhãn hiệu phát sinh từ nhu cầu, từ mong muốn của các bên. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ giúp giải quyết những vấn đề sau:

  • Giúp người không có nhu cầu sử dụng, khai thác nhãn hiệu có thể chấm dứt quyền sở hữu của mình với nhãn hiệu.
  • Giúp người muốn chấm dứt không phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Do việc thực hiện thủ tục trên sẽ mất nhiều thời gian và chi phí.
  • Giúp bên chuyển nhượng nhãn hiệu có thể có một khoản thu từ việc chuyển nhượng nhãn hiệu.
  • Giúp bên nhận chuyển nhượng giảm thiểu chi phí, thời gian thực hiện các thủ tục để đăng ký một nhãn hiệu mới. Bởi việc đăng ký một nhãn hiệu mới tương đối phức tạp và thời gian để được cấp văn bằng bảo hộ khá dài.
  • Giúp bên nhận chuyển nhượng nhãn hiệu có thể khai thác các lợi ích, lợi thế của nhãn hiệu do quá trình sử dụng của bên chuyển nhượng nhãn hiệu

2. Điều kiện hạn chế chuyển nhượng nhãn hiệu

     Theo điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:

Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

    Như vậy, các điều kiện hạn chế chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

3. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

     Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc không hề đơn giản đối với những ai chưa nắm rõ quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trình tự, thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu như sau: 

    Bước 1: Các bên thỏa thuận và kí kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

  Việc thỏa thuận và kí kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mang bản chất là giao dịch dân sự dưới dạng là hợp đồng. Do đó, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại BLDS năm 2015. Mặt khác, Pháp luật sở hữu trí tuệ cũng đặt ra điều kiện về nội dung hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:

Điều 140. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

2. Căn cứ chuyển nhượng.

3. Giá chuyển nhượng.

4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

     Các bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật. Khác với các hợp đồng thông thường thì Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU

   Bước 2: Đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

     -   Hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu gồm:

      + Tờ khai yêu cầu chuyển nhượng (theo mẫu 01-HĐCN tại Phụ lục D của Thông tư 01/2007);

      + Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;

      + Bản gốc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)

      + Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng nhãn hiệu, nếu quyền nhãn hiệu tương ứng thuộc sở hữu chung;

      + Trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì phải có thêm:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 Luật SHTT;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại Khoản 3, Khoản Điều 87 của Luật SHTT:
  •   Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
  •    Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
  •   Tài liệu khác (nếu cần).

   Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu bị coi là có thiếu sót nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tờ khai không hợp lệ;
  • Thiếu một trong các tài liệu trong danh mục tài liệu phải có;
  • Giấy ủy quyền không hợp lệ;
  • Bản sao hợp đồng không được xác nhận hợp lệ;
  • Tên, địa chỉ của bên chuyển giao trong hợp đồng không phù hợp với các thông tin tương ứng trong văn bằng bảo hộ hoặc trong hợp đồng là căn cứ phát sinh quyền chuyển giao, giấy ủy quyền, tờ khai; tên, địa chỉ của bên được chuyển giao trong hợp đồng không phù hợp với tên, địa chỉ ghi trong giấy ủy quyền, tờ khai;
  • Hợp đồng không có đủ chữ ký (và con dấu, nếu có) của bên chuyển giao và bên được chuyển giao;
  • Bên chuyển nhượng không phải là chủ văn bằng bảo hộ;
  • Nhãn hiệu không còn trong thời hạn hiệu lực bảo hộ hoặc đang có tranh chấp;
  • Hợp đồng chuyển giao thiếu các nội dung phải có theo quy định tại điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
  • Hợp đồng có nội dung không phù hợp với quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu 
  • Có căn cứ để khẳng định rằng việc chuyển nhượng nhãn hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu của bên thứ ba.

  Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ giải quyết và thông báo kết quả

   Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu đầy đủ và hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây:

  • Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu 
  • Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;
  • Ghi nhận việc chuyển nhượng nhãn hiệu vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
  • Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu và đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

    Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;
  • Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

4. Phí, lệ phí đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu:

Tình huống tham khảo:

     Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong Luật sư tư vấn và giải đáp. Tôi đang muốn chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác thì chi phí chuyển nhượng là bao nhiêu? 

     Trả lời: Chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm các khoản sau:
  • Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu: 230.000 đồng/ Văn bằng bảo hộ
  • Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 đồng/Văn bằng bảo hộ
  • Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu: 120.000 đồng/đơn
  • Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu: 120.000 đồng/Văn bằng bảo hộ
  • Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận): 550.000 đồng/đơn
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu): 120.000 đồng/Văn bằng bảo hộ.

     Kết luận: Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu từ bên chuyển nhượng sang cho bên nhận chuyển nhượng (cá nhân hoặc tổ chức). Khi chuyển nhượng nhãn hiệu thì bên chuyển nhượng nhãn hiệu chấm dứt quyền sở hữu nhãn hiệu của mình với nhãn hiệu. Chủ thể nhận chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu và có quyền khai thác các lợi ích của nhãn hiệu. Để thực hiện việc chuyển nhượng nhãn hiệu thì bên chuyển nhượng nhãn hiệu phải tìm kiếm được bên có mong muốn mua lại nhãn hiệu ( nhận chuyển nhượng) sau đó các bên kí hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Sau khi đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu thì các bên tiến hành đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu thì hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có hiệu lực. 

   Về thủ tục cụ thể khi đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, người chuyển nhượng tiến hành nộp hồ sơ với các giấy tờ như đề cập trên đây, thực hiện việc nộp các khoản phí,lệ phí theo quy định. Thực tế, khi tiến hành các thủ tục để chuyển nhượng nhãn hiệu, người chuyển nhượng thường gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc soạn thảo hồ sơ, giấy tờ, thực hiện thủ tục và khó xác định chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu. Do đó, bạn có thể tham khảo thêm các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp về chuyển nhượng nhãn hiệu dưới đây:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời gian và chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu cũng như các vấn đề có liên quan đến chuyển nhượng nhãn hiệu mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.  

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.  

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu.  Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.  

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu như: Soạn hồ sơ, giấy tờ về hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu , soạn hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu; thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền và các dịch vụ khác khi khách hàng có yêu cầu.

     Luật Toàn Quốc xin cảm ơn./.

Chuyên viên: Tiến Anh

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178