Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo quy định mới nhất
15:02 16/07/2017
Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý...trình tự thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo quy định pháp luật..điều kiện về tài sản thu giữ..
- Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo quy định mới nhất
- Thu giữ tài sản bảo đảm
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THU GIỮ TÀI SẢN BẢO ĐẢM ĐỂ XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT
Kiến thức cho bạn:
Quy trình thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý của các tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất tại nghị quyết số 42/2017/QH14 và các văn bản có liên quan khác.
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 163/2006/NĐ- CP quy định về giao dịch bảo đảm
- Nghị định 11/2012/NĐ- CP sửa đổi bổ sung nghị định 163/2006/NĐ- CP
- Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 15/8/2017)
Nội dung tư vấn:
Quy định về thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo quy định mới nhất.
1. Quy định chung về thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý
Trước hết, theo quy định của pháp luật để được thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Thuộc một trong số các trường hợp được xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điều 299 của bộ luật dân sự 2015 và điều 56 nghị định 163/2006/NĐ- CP.
- Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật.
- Các giao dịch bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã được ký kết, đăng ký theo đúng quy định pháp luật.
- Tài sản bảo đảm là tài sản không bị tranh chấp; không bị tòa án kê biên đảm bảo thi hành án.
Hai là, tài sản bảo đảm đáp ứng các điều kiện nêu trên thì việc tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý được thực hiện theo quy định tại điều 63 nghị định 163/2006/NĐ- CP sau:
Nguyên tắc: Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thông báo trước cho bên giữ tài sản bảo đảm: Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý.
- Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.
- Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.
Chi phí việc thu giữ tài sản bảo đảm: Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.
Sự tham gia của cơ quan công an khi thu giữ tài sản: Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm. [caption id="attachment_40882" align="aligncenter" width="344"] Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý[/caption]
2. Những điểm mới về quy định thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý của các tổ chức tín dụng theo quy định tại nghị quyết 42/2017/QH14
Quy trình được tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu theo quy định cụ thể tại điều 7 của nghị quyết 42/2017/QH14:
Một là, thông báo, đăng thông tin trên trang tin điện tử của tổ chức và niêm yết thông tin: Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ theo quy định sau đây:
- Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình;
- Gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an nơi có tài sản bảo đảm;
- Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản bảo đảm;
- Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện công khai thông tin về việc tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là động sản theo quy định sau đây:
- Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình và thông báo về việc thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm trước khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm;
- Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản trước thời điểm thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm bằng cách gửi theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm.
Hai là, đảm bảo an ninh, trật tự khi tiến hành thu giữ tài sản: Chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm.
Ba là, tài sản được phép thu giữ để xử lý: Tổ chức tín dụng chỉ được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc tổ chức tín dụng đó; tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu chỉ được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc tổ chức tín dụng bán nợ.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, tổ chức được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.
=> Nghị quyết này được ban hành đã cụ thể hóa trình tự, thẩm quyền và loại tài sản được phép tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo quy định. So với các văn bản đã có hiệu lực thi hành thì nghị quyết này đã cụ thể hóa nhiều điểm về tài sản được phép thu giữ, điều kiện thu giữ cũng như đơn vị được phép thu giữ. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là những đối tượng được tiến hành thí điểm giải quyết theo quy trình này.
Một số bài viết cùng chuyên mục tham khảo:
Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật dân sự 2015
Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Trên đây là các quy định của pháp luật về thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo quy định mới nhất. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;