Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
09:36 19/07/2017
Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm....thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp thực hiện nhiều nghĩa vụ..thời hạn thông báo..
- Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
- Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG TRƯỜNG HỢP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NHIỀU NGHĨA VỤ
Kiến thức cho bạn:
Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 163/2006/NĐ- CP quy định về giao dịch bảo đảm
- Nghị định 11/2012/NĐ- CP sửa đổi bổ sung nghị định 163/2006/NĐ- CP
Nội dung tư vấn:
Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
Thứ nhất, thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của bộ luật dân sự 2015
Điều 300 bộ luật dân sự 2015 quy định thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là trách nhiệm bắt buộc của bên xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, luật lại chưa quy định rõ về thời gian khi bên xử lý tài sản bảo đảm tiến hành thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; điều này trên thực tế khiến việc xử lý tài sản bảo đảm gặp phải nhiều khó khăn. Cụ thể điều luật như sau:
“Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.” [caption id="attachment_41372" align="aligncenter" width="272"] Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm[/caption]
Thứ hai, thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
Điều 61 nghị định 163/2006/NĐ- CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 16, điều 1 nghị định 11/2012/NĐ- CP quy định về thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ gồm có các nội dung sau:
- Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì người xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
- Nội dung chủ yếu của văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
- Lý do xử lý tài sản;
- Nghĩa vụ được bảo đảm;
- Mô tả tài sản;
- Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
- Bồi thường thiệt hại khi không thông báo: Trong trường hợp người xử lý tài sản không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại cho các bên cùng nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm đã được đăng ký thì phải bồi thường thiệt hại
Lưu ý: luật không ghi nhận thời gian thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm là bao lâu nhưng có ấn định về thời hạn xử lý tài sản bảo đảm. Điều 62 nghị định 163/2006/NĐ- CP quy định thời hạn xử lý tài sản bảo đảm như sau:
- Tài sản bảo đảm được xử lý trong thời hạn do các bên thoả thuận;
- Nếu không có thoả thuận thì người xử lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhưng không được trước bảy ngày đối với đông sản hoặc mười lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 61 Nghị định này (xử lý đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị…)
=> Như vậy, luật cho phép bên xử lý tài sản bảo đảm được quyền quyết định thời gian ra thông báo xử lý tài sản bảo đảm mà không bị hạn chế thời gian tối thiểu là bao nhiêu, tối đa là bao nhiêu ngày trước khi tiến hành xử lý. Tuy nhiên dựa vào quy định về thời hạn xử lý tài sản bảo đảm có thể nhận định thời gian ra thông báo xử lý tài sản bảo đảm phải thỏa mãn ít nhất là 7 ngày đối với động sản hoặc 15 ngày đối với bất động sản trước khi tiến hành xử lý tài sản.
Một số bài viết cùng chuyên mục tham khảo:
Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật dân sự 2015
Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Trên đây là các quy định của pháp luật về Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;