• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định pháp luật. Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thời điểm có hiệu lực của đăng ký

  • Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định pháp luật
  • Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

Kiến thức của bạn: 

     Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định pháp luật.

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm

     1. Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm

     Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. Căn cứ Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm gồm:

     a. Các biện pháp bảo đm sau đây phải đăng ký:

  • Thế chấp quyền sử dụng đất;
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyn sử dụng đất, quyn sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
  • Thế chấp tàu biển.

     b. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:

  • Thế chấp tài sản là động sản khác;
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
  • Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
[caption id="attachment_89653" align="aligncenter" width="461"]Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm[/caption]

     2. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm

     Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm, theo đó:

  • Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
  • Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
  • Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

     Các trường hợp đăng ký sau đây không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:

  • Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hp đng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
  • Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký gồm:

     * Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đi tên hoặc thay đi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;

     * Rút bớt tài sản bảo đảm;

     * Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.

     Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

     * Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.        Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178