• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan

  • Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự
  • Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN VÀ THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Kiến thức của bạn:

     Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự

1. Người có quyền tố cáo

     Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo

a. Người tố cáo có các quyền sau đây:
  • Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
  • Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
  • Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
b. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
  • Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
  • Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
[caption id="attachment_78943" align="aligncenter" width="469"]Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự[/caption]
3. Quyền, nghĩa vụ của người bị tố cáo
a. Người bị tố cáo có các quyền sau đây
  • Được thông báo về nội dung tố cáo;
  • Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
  • Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
b. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
  • Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
  • Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
  • Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn hoặc khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng dân sự trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

4. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo

     Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

     Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.

     Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 02 tháng, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 03 tháng.

     Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

      Để được tư vấn chi tiết về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].

     Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

      Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178