• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường dành cho Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT

  • Tải mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường dành cho Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường dành cho Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Biểu mẫu
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DÀNH CHO BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường dành cho Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM …

I. Giới thiệu chung

Thông tin chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước, bối cảnh trong nước và quốc tế có tác động đến công tác bảo vệ môi trường (không quá 03 trang).

II. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

1. Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn đề môi trường

1.1. Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường

Hiện trạng và biến động diện tích đất, nước mặt, rừng, các hệ sinh thái tự nhiên (đất ngập nước, rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển, …), số lượng các loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm,…

Diễn biến chất lượng không khí trong các đô thị, khu dân cư; tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt; các khu vực bị ô nhiễm tồn lưu; suy giảm diện tích rừng do bị chặt phá, cháy, chuyển đổi mục đích; suy giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp do bị chuyển đổi mục đích, suy thoái đất, nhiễm mặn, hoang mạc hóa;…

1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường (quy mô, tính chất và tác động xấu lên môi trường)

a) Từ phát triển kinh tế - xã hội trong nước:

(1) Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

(2) Khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề; khu đô thị, khu dân cư tập trung;

(3) Các nguồn thải lớn (nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm; khí thải theo phụ lục kèm theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất thải và phế liệu);

(4) Các nguồn thải chứa nhiều yếu tố độc hại (chứa hóa chất, các chất có độc tố mạnh, chất ô nhiễm tồn lưu);

(5) Dự án tác động xấu nhiều mặt lên môi trường (khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, thủy điện;...)

(6) Sự cố môi trường;

(7) Các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường khác

b) Từ bên ngoài: ô nhiễm môi trường theo dòng thương mại quốc tế (nhập khẩu máy móc, phương tiện đã qua sử dụng, phế liệu có chứa chất thải; ô nhiễm, tác động xuyên biên giới; ô nhiễm dầu trên biển; ...

1.3. Tình hình phát sinh chất thải (quy mô, tính chất của chất thải)

Chất thải nguy hại; chất thải y tế; chất thải rắn sinh hoạt đô thị, khu dân cư; chất thải rắn công nghiệp thông thường; sản phẩm thải lỏng; nước thải sinh hoạt đô thị, khu dân cư tập trung; phụ phẩm nông nghiệp; phế liệu nhập khẩu; ...

1.4. Các vấn đề môi trường chính

Lựa chọn trong số các vấn đề môi trường (khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; nguồn gây ô nhiễm môi trường; chất thải) để đưa ra 10 vấn đề môi trường chính, bức x c nhất của cả nước. [caption id="attachment_46229" align="aligncenter" width="375"]mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường dành cho Bộ Tài nguyên và Môi trường mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường dành cho Bộ Tài nguyên và Môi trường[/caption]

2. Tình hình và kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường

2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nguồn lực bảo vệ môi trường (tổ chức bộ máy quản lý nhà nước; nguồn nhân lực; nguồn lực tài chính; hạ tầng kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị, các trạm quan trắc, phòng thí nghiệm; ...).

2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, quy chuẩn về bảo vệ môi trường (Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án; văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường).

2.3. Tổ chức thực hiện pháp luật, công tác quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường

a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, người dân và doanh nghiệp;

b) Xây dựng hệ thống quan trắc, thực hiện các chương trình quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về môi trường;

c) Kiểm soát, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường

(1) Tổ chức thực hiện các quy định, cơ chế, công cụ, biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường (thẩm định ĐTM; kiểm tra, xác nhận công trình bảo vệ môi trường; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; ...);

(2) Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

(3) Kiểm soát môi trường các khu vực tập trung nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường (khu kinh tế, khu công nghiệp, chế xuất, cụm công nghiệp, lưu vực sông, làng nghề, vùng ven biển).

d) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án quản lý chất thải, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học:

(1) Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, khu dân cư;

(2) Cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm tồn lưu;

(3) Trồng rừng, phục hồi, tái sinh rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

(4) Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

đ) Các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường khác:

(1) Đào tạo nhân lực, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học về bảo vệ môi trường;

(2) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường (nguồn chi sự nghiệp môi trường; nguồn chi đầu tư phát triển và nguồn hợp tác quốc tế);

(3) Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

2.4. Đánh giá chung về kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân

a) Những chuyển biến tích cực về môi trường (về nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường; về phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường; về thu gom, xử lý chất thải; về khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, điều kiện sống của người dân; về bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học);

b) Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

3. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường

3.1. Định hướng (về tuyên truyền, nâng cao nhận thức; về quan trắc, thông tin và báo cáo về môi trường; về giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm môi trường; về thu gom, xử lý chất thải; về khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường; về bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; …).

3.2. Giải pháp (về kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực, huy động nguồn lực tài chính, hoàn thiện chính sách, pháp luật, …).

III. Đề xuất, kiến nghị

Đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ.

IV. Số liệu báo cáo về môi trường

Số liệu báo cáo về môi trường được thu thập, tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo bảng Danh mục chỉ tiêu báo cáo về môi trường kèm theo phụ lục này.

                                    ..., ngày ... tháng ... năm ...                                             Bộ trưởng                                     (Ký tên và đóng dấu)

>>> Tải mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường dành cho Bộ Tài nguyên và Môi trường

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178