Sự khác nhau giữa trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc
15:20 11/06/2019
Khái niệm trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc...đối tượng áp dụng, thời gian tính trợ cấp....mức trợ cấp và thời hạn trả trợ cấp.....
- Sự khác nhau giữa trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc
- Trợ cấp mất việc
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRỢ CẤP MẤT VIỆC VÀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC
Kiến thức của bạn:
Phân biệt trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc?
- Câu trả lời:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định số 05/2015/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động
Nội dung tư vấn :
- Trợ cấp mất việc làm: Quy định tại Điều 49 Bộ luật lao động 2012:
Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
- Trợ cấp thôi việc: Quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012:
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Điều kiện áp dụng (điều kiện hưởng) mất việc và trợ cấp thôi việc:
- Trợ cấp mất việc làm:
+ Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động
+ Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sự dụng lao động từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm trong các trường hợp trên, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
+ Trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong trường hợp người sử dụng lao động có sự thay đổi về cơ cấu, công nghệ hay vì lý do kinh tế hoặc sát nhập, hợp vốn, chia tách doanh nghiệp, không thể giải quyết việc làm mới cho người lao động. Như vậy những trường hợp trả trợ cấp mất việc làm thường là những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do các yếu tố bên ngoài tác động tới.
- Trợ cấp thôi việc:
+ Người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
+ Do chấm dứt hợp đồng lao động vì nhiều lý do khác nhau (trừ sa thải) đa số là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp mà chủ sử dụng lao động không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Thời gian để tính trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc:
- Trợ cấp mất việc làm: Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của bảo hiểm và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
- Trợ cấp thôi việc: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Mức và thời hạn trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc
- Trợ cấp mất việc làm: Mức trợ cấp mất việc làm mà người chủ sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động sẽ là: mỗi năm làm việc được trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Nếu xét về mức chi trả ta thấy rằng mức chi trả trợ cấp thôi mất việc làm cao gấp đôi mức chi trả trợ cấp thôi việc và Bộ luật lao động năm 2012 cũng giới hạn mức trợ cấp chi trả thấp nhất mà người lao động được hưởng. Sở dĩ có sự khác biệt như trên là vì trợ cấp mất việc làm chi trả cho người lao động trong những trường hợp họ bị mất việc làm do yếu tố khách quan và người lao động không thể chủ động trong việc tìm kiếm việc làm. Do đó mức hỗ trợ như vậy sẽ phần nào giúp người lao động ổn định cuộc sống trong khi tìm kiếm việc làm mới.
Người sử dụng lao động cũng phải trả trợ cấp mất việc làm trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
- Trợ cấp thôi việc: Khi trả trợ cấp thôi việc chủ sử dụng lao động trả cho người lao động mỗi năm làm việc là một nửa tháng tiền lương. Tháng tiền lương được coi làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc là tháng tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Chủ sử dụng lao động phải thực hiện chi trả khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: