• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.Giám hộ là đảm bảo cho việc chăm sóc....

  • Sự khác nhau giữa đại diện và giám hộ
  • Đại diện và giám hộ
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Đại diện và giám hộ

Kiến thức cho bạn:

Đại diện và giám hộ

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý :

  • Bộ luật dân sự 2015

Nội dung tư vấn: Đại diện và giám hộ

1. Đại diện và giám hộ là gì?

1.1 Đại diện      Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật dân sự 2015: "Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự." 1.2 Giám hộ       Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật dân sự 2015: "Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)." Đại diện và giám hộ

Đại diện và giám hộ

2. Sự khác nhau giữa đại diện và giám hộ

Tiêu chí  Đại diện Giám hộ
Khái niệm Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định theo pháp luật để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Bản chất Nhân danh người đại diện để thực hiện quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ cho người đại diện Thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người giám hộ. Thay người được giám hộ tham gia vào giao dịch dân sự
Đối tượng được
  • Con chưa thành niên
  • Người được giám hộ
  • Người do Tòa chỉ định
  • Người được pháp nhân chỉ định
  • Người có thẩm quyền đại diện pháp nhân
  •  Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án
  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
  • Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Căn cứ xác lập
  • Theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện
  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Theo điều lệ của pháp nhân
  • Theo quy định của pháp luật
  • Giám hộ đương nhiên
  • Giám hộ được cử, chỉ định hoặc được người được giám hộ lựa chọn
Căn cứ chấm dứt

a. Đại diện theo ủy quyền

  • Theo thỏa thuận;
  • Thời hạn ủy quyền đã hết;
  • Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
  • Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
  • Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
  • Người đại diện không còn đủ điều kiện
  • Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

b. Đại diện theo pháp luật

  • Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
  • Người được đại diện là cá nhân chết;
  • Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
  • Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
  • Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Người được giám hộ chết;
  • Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
  • Người được giám hộ được nhận làm con nuôi
Quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào quan hệ  Có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện trong phạm vi đại diện.

a. Về quyền

Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

  •  Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
  • Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
  • Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
  • Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định trên

b. Về nghĩa vụ

Trong số các nghĩa vụ của người giám hộ thì nổi bật nhất là nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Bài viết liên quan:      Trên đây là những quy định của pháp luật hiện hành về đại diện và giám hộ. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.  Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách./
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178