• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề theo quy định BLLĐ 2019. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề nhanh chóng chính xác của Luật Toàn Quốc

  • Soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề theo quy định pháp luật mới nhất
  • soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư tôi muốn hỏi về cách soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề. Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Hợp đồng đào tạo nghề là gì?

     Để hiểu hơn về khái niệm hợp đồng đào tạo nghề trước hết nắm được thế nào là đào tạo nghề. Khoản 2 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 có quy định như sau về đào tạo nghề:

Điều 3: Giải thích từ ngữ:

....

2. Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

     Như vậy, từ khái niệm về đào tạo nghề có thể đưa ra kết luận: Hợp đồng đào tạo nghề là hợp đồng giữa bên đào tạo và bên học nghề về các vấn đề liên quan đến dạy nghề và học nghề. 

    Tuy quan hệ đào tạo nghề được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 nhưng Bộ luật Lao động 2019 vẫn quy định giữa các bên bắt buộc phải có hợp đồng đào tạo nghề. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề. Soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề đúng chuẩn BLLĐ

2. Những nội dung cần có trong hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động

     Đào tạo nghề có thể coi là một trong những loại quan hệ đặc biệt được điều chỉnh bởi Luật Giáo dục nghề nghiệp và Bộ luật Lao động, vì không phải trong trường hợp nào việc đào tạo nghề cũng được coi là quan hệ lao động.

     Điều này chỉ đặt ra trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động và việc đào tạo này thực chất để người lao động phục vụ tốt hơn trong quá trình làm việc.

     Khi đó, hai bên sẽ bắt buộc phải kí kết với nhau hợp đồng đào tạo nghề và hợp đồng này phải được lập thành hai bản.

     Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau về hợp đồng đào tạo nghề

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

d) Ghi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

e) Trách nhiệm của người lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

     Tùy vào từng công việc mà hợp đồng đào tạo nghề mà các bên sẽ có những thỏa thuận khác nhau nhưng bắt buộc phải có những nội dung về:

  • Nghề đào tạo;
  • Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
  • Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
  • Ghi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
  • Trách nhiệm của người lao động.

     Đó là những nội dung cơ bản bắt buộc phải có, vừa là tiêu chí giúp phân biệt đào tạo nghề trong quan hệ lao động với đào tạo nghề thông thường vừa là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.  Ảnh minh họa Soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

3. Mẫu hợp đồng đào tạo nghề

     Dựa vào những nội dung cơ bản có trong hợp đồng đào tạo nghề, công ty Luật Toàn Quốc cung cấp cho khách hàng mẫu hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của pháp luật như sau:

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ (1)

Số: ……………………./HĐĐTN

Bên dạy nghề: TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

CÔNG TY: …………………….…………………….…………………….………………………..………………

Đại diện: …………………….…………………….…………………….…………………….…………………….

Chức vụ: …………………….…………………….…………………….…………………….…………………….      

Địa chỉ: …………………….…………………….…………………….…………………….……………..……….        

Điện thoại: …………………….……………………. Fax: …………………….………………………………….   

Mã số thuế: …………………….…………………….…………………….…………………………………….….

Tài khoản số: …………………….…………………….…………………….……………………………………..

Email: …………………….…………………….…………………….…………………….……………..…………

 

Bên học nghề: (2)

Họ và tên: …………………….…………………….…………………….…………………….…………………….

Sinh ngày: …… tháng .…. năm

Trình độ văn hoá: …………………….…………………….…………………….………………………………….

Hộ khẩu thường trú tại: …………………….…………………….…………………….………………………..….

Chỗ ở hiện tại: …………………….…………………….…………………….…………………………………..….

Giấy tạm trú số ……..do Công an ………….cấp ngày .......... tháng ........ năm .........

Điện thoại: …………………….…………………….…………………….…………………………………….…….

Mang CMND:………….hoặc hộ khẩu số:            …………………….…………………….…………

Cấp ngày…....tháng…....năm…....Tại: Công an ..................................................................

 

Thoả thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

 

Điều 1: Công ty đào tạo nghề…......................cho anh (chị) …. ……………………..... theo đúng hợp đồng số……..từ ngày…….....tháng……..năm……..đến ngày…....tháng…….năm .......

Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy nghề; - Công ty: …………………….…………………….……………………

Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy nghề ............................. - Công ty: ………………………………………….

Cơ sở 1: ..........................................................................…………………….…………………….……………

Cơ sở 2: ..........................................................................…………………….…………………….……………

Điều 2: Chế độ học nghề

  1. Thời gian học nghề: .…....tháng (=…..tuần: =…….giờ)
  2. Thời gian học trong ngày:

- Sáng từ: .... đến .....

- Chiều từ: ..... đến .....

- Tối từ: .... đến ....

  1. Chế độ nghỉ ngày chủ nhật và tất cả các ngày Lễ Tết theo quy định của Nhà nước.
  2. Phân chuyên ngành học 1buổi/ngày.
  3. Học sinh được cấp phát:

- Thẻ học viên;

- Tài liệu học tập phân Đại cương và chuyên ngành.

  1. Người học được học trong điều kiện an toàn và vệ sinh theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Để xem toàn bộ mẫu hợp đồng đào tạo tại công ty, quý khách hàng vui lòng tải bản đầy đủ dưới đây:

   ==>>>> Mẫu hợp đồng đào tạo nghề Mẫu hợp đồng đào tạo nghề

4. Ký hợp đồng đào tạo nghề có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

     Tuy được điều chỉnh bởi pháp luật lao động nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các bên tham gia vào hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp sẽ phải thực hiện mọi nghĩa vụ giống như hợp đồng lao động thông thường.

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

     Như vậy tuy mang bóng dáng và các thỏa thuận tương tự như một hợp đồng lao động song pháp luật không quy định người tham gia loại hợp đồng này là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hay nói cách khác, khi hai bên kí hợp đồng không cần phải đóng bảo hiểm xã hội. hình ảnh minh họa soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

5. Trường hợp nào phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động

     Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo họp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

     Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề trái với quy định của pháp luật thì người học nghề có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động. Đây là điều vô cùng hợp lý bởi nó sẽ đảm bảo quyền và lợi ích cho người sử dụng lao động.

     Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 tiếp tục có quy định như sau:

Điều 61. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn của người học

1. Ngư­ời tốt nghiệp các khoá đào tạo theo chế độ cử tuyển, theo các chương trình do Nhà n­ước đặt hàng, cấp học bổng, chi phí đào tạo hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của cơ quan nhà nư­ớc có thẩm quyền; trư­ờng hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

2. Ngư­ời tốt nghiệp các khoá đào tạo do ngư­ời sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

     Căn cứ theo quy định ở khoản 2 Điều 61 thì một trong những trách nhiệm của người học nghề sau khi kết thúc quá trình học nghề đó là phải làm việc cho người sử dụng lao động theo đúng thời gian cam kết, nếu không thì sẽ phải bồi hoàn chi phí đào tạo.

     Điều này đồng nghĩa với việc cho dù chấm dứt hợp đồng lao động đúng hay trái pháp luật, chỉ cần người học nghề không làm việc cho người sử dụng lao động theo đúng thời hạn đã cam kết thì đều phải bồi thường chi phí đào tạo.

     Về bản chất, người sử dụng lao động đã bỏ kinh phí để người lao động được học tập nâng cao trình độ, với mong muốn các kĩ năng đó sẽ phục vụ tốt cho công việc của người lao động và đem lại lợi ích cho mình, nên người sử dụng lao động cũng hoàn toàn có quyền yêu cầu người lao động thực hiện đúng cam kết. Việc quy định như vậy giúp bảo vệ quyền và tránh các thiệt hại lớn về kinh tế cho người sử dụng lao động. Một số hình thức đào tạo nghề

6. Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

     Hợp đồng đào tạo nghề ngày càng trở nên phổ biến trong quan hệ lao động, nhất là đối với những công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp các bên không thỏa thuận kĩ càng và chi tiết dẫn đến các tranh chấp và mâu thuẫn phát sinh, hợp đồng đào tạo nghề từ một công cụ bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên lại có tính rủi ro hơn bao giờ hết. Do đó việc soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề đóng vai trò vô cùng quan trọng.

     Hiểu được điều đó, công ty Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ liên quan đến soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề như sau:

  • Tư vấn các điều khoản trong hợp đồng lao động
  • Tư vấn về các rủi ro và biện pháp bảo vệ quyền lợi cho hai bên (người lao động và người sử dụng lao động)
  • Tư vấn về trường hợp tranh chấp hợp đồng đào tạo nghề
  • Thực hiện dịch vụ soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề.

     Để được công ty Luật Toàn Quốc tư vấn và hỗ trợ cho mình hiệu quả nhất, các bên có thể liên lạc với công ty theo một trong các cách thức dưới đây:

  • Gọi điện đến tổng đài 19006500 để được tư vấn miễn phí
  • Gửi vấn đề, câu hỏi đến địa chỉ email: lienhe@luattoanquoc.com
  • Đến gặp chuyên viên, luật sư trực tiếp tại văn phòng: số 463 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

7. Hỏi đáp về soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

Câu hỏi 1: Chi phí soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề là bao nhiêu?

     Mặc dù pháp luật có quy định những nội dung cần có trong hợp đồng đào tạo nghề. Tuy nhiên đây là loại hợp đồng có nhiều tranh chấp, vì vậy cần phải chú trọng từ việc soạn thảo hợp đồng. Mỗi công việc đào tạo sẽ có những đặc thù riêng và mỗi người sử dụng lao động sẽ có những yêu cầu cụ thể đối với hợp đồng đó. Theo đó, khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề có thể liên hệ Luật sư công ty Luật Toàn Quốc để được báo giá chi tiết.

Câu hỏi 2: Hợp đồng học nghề có bắt buộc phải lập thành văn bản hay không?

     Theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật Lao động 2019 thì học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Cũng theo quy định tại Điều 60 thì hợp đồng học nghề sẽ được kí kết theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

     Đối chiếu với Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp ta có thể thấy khác với BLLĐ, Luật Giáo dục nghề nghiệp không quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng học nghề, theo đó hai bên có thể giao kết với nhau bằng lời nói hoặc bằng văn bản, miễn sao các nội dung cần có phải được đảm bảo. Do đó, hơp đồng học nghề không bắt buộc phải lập thành văn bản.

Câu hỏi 3 Có phải bồi thường khi người lao động không làm đủ thời gian cam kết trong hợp đồng đào tạo nhân viên không?

     Bộ luật Lao động 2019 và Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 không có quy định về việc bồi thường nếu người lao động không làm đủ thời gian cam kết.

     Tuy nhiên vì hợp đồng đào tạo nghề mang bản chất là hợp đồng dân sự nên theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận về các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng. Do đó việc bồi thường nếu người lao động không làm đủ thời gian cam kết phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.

Câu hỏi 4. Hợp đồng đào tạo nghề có phải đóng bảo hiểm hay không?

     Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) 

     Xem xét các quy định pháp luật trên thì quy định của pháp luật nêu trên không có quy định về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc với người học nghề, học việc theo hợp đồng đào tạo nghề (hợp đồng học việc, học nghề, tập nghề). Tuy nhiên, đối với người học nghề theo hợp đồng đào tạo nghề đơn vị sử dụng lao động có thể hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tự nguyện.

Bài viết tham khảo:

 Để được tư vấn chi tiết về hợp đồng đào tạo nghề, quý khách xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ.

 Luật Toàn Quốc, xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Quỳnh    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178