So sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự của BLTTHS
10:55 25/05/2019
Nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự đều là những người tham gia tố tụng được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định, theo đó...
- So sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự của BLTTHS
- So sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
So sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự
Câu hỏi về so sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: so sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Câu trả lời về so sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về so sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về so sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự như sau:
1. Cơ sở pháp lý về phân biệt nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự
2. Nội dung tư vấn về phân biệt nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “so sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Những điểm giống nhau giữa nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự
- Đều được tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia tố tụng
- Đều có các nghĩa vụ như:
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Những điểm khác nhau của nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự
Tiêu chí | Nguyên đơn dân sự | Bị đơn dân sự |
Căn cứ pháp lý | Nguyên đơn dân sự được quy định tại điều 63 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 | Bị đơn dân sự được quy định tại điều 64 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 |
Khái niệm | Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại | Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại |
Quyền hạn | Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền: - Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; - Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án; - Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường; | Bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền: - Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự; - Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại; |
Tóm lại, Nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự đều là những người tham gia tố tụng được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định. Có thể nói căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì những người tham gia tố tụng này có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên căn cứ vào địa vị pháp lý cũng có những điểm khác nhau như: quyền hạn hay địa vị pháp lý...
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Soạn thảo đơn đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về so sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: An Dương