So sánh người giám định và người định giá tài sản của BLTTHS
17:33 25/02/2019
Là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng
- So sánh người giám định và người định giá tài sản của BLTTHS
- So sánh người giám định và người định giá tài sản
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
So sánh người giám định và người định giá tài sản
Câu hỏi về so sánh người giám định và người định giá tài sản
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: So sánh người giám định và người định giá tài sản theo quy định của BLTTHS năm 2015
Câu trả lời về so sánh người giám định và người định giá tài sản
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về so sánh người giám định và người định giá tài sản, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về so sánh người giám định và người định giá tài sản như sau:
1. Cơ sở pháp lý về so sánh người giám định và người định giá tài sản
2. Nội dung tư vấn về so sánh người giám định và người định giá tài sản
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang thắc mắc là: “so sánh người giám định và người định giá tài sản?”. Với nội dung câu hỏi trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp lý liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
a. Giống nhau giữa người giám định và người định giá tài sản
- Người giám định và người định giá tài sản đều là những người có tư cách tham gia tố tụng là người tham gia tố tụng
- Cả người giám định và người định giá tài sản đều phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó;
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
b. Khác nhau giữa người giám định và người định giá tài sản
Tiêu chí | Người giám định | Người định giá tài sản |
Căn cứ pháp lý | Được quy định tại điều 168 Bộ luật tốt tụng hình sự năm 2015 | Được quy định tại điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 |
Khái niệm | Là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật. | Là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật. |
Quy định về quyền khi tham gia tố tụng | Khi tham gia tố tụng người giám định có quyền: - Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định; - Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận; - Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định; - Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình; - Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành; - Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp. | Khi tham gia tố tụng người định giá tài sản có quyền: - Tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải định giá; - Yêu cầu cơ quan yêu cầu định giá, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá cung cấp tài liệu cần thiết cho việc định giá; - Từ chối thực hiện định giá trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành định giá, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để định giá, nội dung yêu cầu định giá vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình; - Ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá tài sản; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. |
Nghĩa vụ khi tham gia tố tụng | Người giám định có nghĩa vụ: - Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp. | Người định giá tài sản có nghĩa vụ: - Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện định giá tài sản; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật. |
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Khi chưa khởi tố có được tạm giam không? – Luật Toàn Quốc
- Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án thì phải làm như thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về So sánh người giám định và người định giá tài sản quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: An Dương