• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế, là người có quyền nắm giữ quản lý tài sản của người chết để lại trong thời gian di sản chưa được chia...

  • Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế
  • Người quản lý di sản thừa kế
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Người quản lý di sản thừa kế 

Câu hỏi của bạn:

     Luật sư giải đáp giúp tôi câu hỏi: Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế là như thế nào? Xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về người quản lý di sản thừa kế 

     1. Người quản lý di sản thừa kế

     Người quản lý di sản thừa kế là người có quyền nắm giữ quản lý tài sản của người chết để lại trong thời gian di sản chưa được chia cho những người thừa kế.

     Theo Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người quản lý di sản như sau:

     "1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

     2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

     3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý."

     Như vậy, theo quy định trên, người quản lý di sản được xác định trong các trường hợp sau đây:

  • Được người thừa kế chỉ định trong di chúc: đây là trường hợp người để lại di sản có di chúc và trong di chúc đó đã xác định cá nhân hay tổ chức bất kỳ là người quản lý di sản.
  • Do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Đây là trường hợp người để lại di sản không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không xác định rõ ai là người quản lý. Trong thời gian di sản thừa kế chưa được chia, những người thừa kế có thể thỏa thuận và cử ra cá nhân hay tổ chức bất kỳ là người quản lý di sản.
  • Nếu chưa được chỉ định trong di chúc hoặc những người thừa kế chưa cử ra được thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý cho đến khi xác định người quản lý di sản chính thức.
  • Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý xác định. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế, chưa có người quản lý di sản và thực tế di sản trong tình trạng không có người quản lý thì Ủy ban nhân dân cơ sở nơi có tài sản đó là người quản lý di sản cho đến khi xác định được người thừa kế.
[caption id="attachment_96561" align="aligncenter" width="401"]Người quản lý di sản thừa kế Người quản lý di sản thừa kế[/caption]

     2. Quyền của người quản lý di sản

     Căn cứ vào Điều 618 Bộ luật dân sự, người quản lý di sản có quyền như sau:

     Thứ nhất, đối với người quản lý di sản được xác định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra hoặc do cơ quan có thẩm quyền xác định có quyền sau đây:

  • Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
  • Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
  • Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

     Thứ hai, đối với người quản lý di sản là người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản có quyền sau đây:

  • Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
  • Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
  • Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

     Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

     3. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

     Bên cạnh quyền, người quản lý di sản còn có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự như sau:

     Thứ nhất, đối với người quản lý di sản được xác định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra hoặc do cơ quan có thẩm quyền xác định có nghĩa vụ sau đây:

  • Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
  • Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
  • Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
  • Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

     Thứ hai, đối với người quản lý di sản là người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản có nghĩa vụ sau đây:

  • Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
  • Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
  • Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
  • Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về người quản lý di sản thừa kế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178