Quyền kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc dân sự
17:30 06/08/2019
Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm được phân công cụ thể theo quy định của bộ luật tố tụng 2015, người có nhu cầu thực hiện cần gửi đơn đến....
- Quyền kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc dân sự
- quyền kháng nghị giám đốc thẩm
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYỀN KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM VỤ VIỆC DÂN SỰ
Câu hỏi về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm vụ dân sự
Chào luật sư, tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Gia đình tôi hiện đang có vụ tranh chấp quyền sử dụng đất với gia đình ông A đang tranh tụng tại Tòa án nhân dân tỉnh X. Bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật nhưng gia đình chúng tôi thấy kết luận của Thẩm phán không phù hợp với những tình tiết khách quan và những chứng cứ mà gia đình tôi đưa ra, do đó gia đình tôi muốn kháng nghị lại quyết định của Tòa án. Theo như tìm hiểu thì để kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật cần thực hiện thủ tục giám đốc thẩm. Vậy luật sư cho tôi được biết tôi có quyền được kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc hay không? và ngoài ra còn những ai có quyền kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc dân sự?
Tôi xin chân thành cám ơn.
Câu trả lời về quyền kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc dân sự:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc dân sự, chúng tôi xin đưa ra tư vấn về quyền kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc dân sự như sau:
1. Căn cứ pháp lý về quyền kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc dân sự
2. Nội dung tư vấn về quyền kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc dân sự:
Giám đốc thẩm là xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị Giám đốc thẩm khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật. Do đó chỉ khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật thì bạn mới có thể thực hiện được thủ tục kháng nghị Giám đốc thẩm, bạn cần chú ý một số điều như sau:
2.1 Căn cứ pháp luật để thực hiện kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc dân sự:
Các kết luận, quyết định của Tòa án đều được xem xét và được kết luận theo quy định của pháp luật, tuy nhiên không loại trừ trường hợp có thể có kết luận chưa đúng, chưa khách quan. Do đó theo quy định của pháp luật khi có căn cứ để chứng minh quyết định của Tòa án ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự thì dù bản án đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự vẫn có quyền được kháng nghị bản án đó. Theo Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm như sau:
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Trường hợp của bạn thấy quyết định của Thẩm phán không phù hợp với những chi tiết khách quan và những chứng cứ mà gia đình bạn đưa ra thì bạn có quyền được yêu cầu thực hiện thủ tục Giám đốc thẩm yêu cầu xem lại vụ án căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Mặt khác theo quy định tại Điều 327, nếu muốn thực hiện thì đương sự cần gửi đơn yêu cầu đến người có thẩm quyền kháng nghị, do đó bạn cần chú ý nộp đơn đúng nơi để được giải quyết vụ việc. [caption id="" align="aligncenter" width="392"] Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm vụ dân sự[/caption]
2.2 Người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc dân sự:
Việc xem xét quyết định của Thẩm phán làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự là việc rất khó và đòi hỏi mất thời gian cũng như cần người có chuyên môn, nghiệp vụ mới có thể đánh giá được. Chính vì lý do này, chỉ một số chủ thể nhất định mới có thể thực hiện kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm. Bộ luật dân sự 2015 quy định về người có quyền kháng nghị Giám đốc thẩm vụ việc dân sự như sau:
Điều 331. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Như vậy, việc phân chia thẩm quyền kháng nghị Giám đốc thẩm đã được phân chia cụ thể theo cấp, theo thẩm quyền lãnh thổ. Trong trường hợp của bạn, bản án có hiệu lực được tuyên bởi Tòa án nhân dân cấp tỉnh nên theo quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự thì người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm là: Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Do vậy, khi bản án đối với gia đình bạn có hiệu lực pháp luật mà quyền lợi của bạn bị xâm phạm thì bạn cần làm đơn yêu cầu thực hiện thủ tục Giám đốc thẩm gửi đến hai người có thẩm quyền thực hiện như trên.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Phân biệt giám đốc thẩm và tái thẩm trong TTHS
- Quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự
Để được tư vấn chi tiết về Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc dân sự quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Phạm Chơn