Quy định việc hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai
14:10 27/03/2019
Giả định trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù mà chị họ bạn lại có thai hoặc phải tiếp tục nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hoãn
- Quy định việc hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai
- Hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai
Câu hỏi về hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Chị họ tôi có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù giam. Tuy hiện tại chị họ tôi lại đang mang thai. Xin hỏi trong trường hợp này chị họ tôi có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Câu trả lời về hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai như sau:
1. Cơ sở pháp lý về hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai
- Tải văn bản hợp nhất bộ luật hình sự năm 2015 mới nhất hiện nay
- Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt và giảm hình phạt
2. Nội dung tư vấn về hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Quy định về hoãn chấp hành tù
Tại điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về việc hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì việc hoãn chấp hành hình phạt tù sẽ được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:
Thứ nhất, Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
Theo quy định tại điểm a tiêu mục 7.1 mục 7 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP quy định người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu... Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ.
Thứ hai, Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
Trường hợp này được hiểu là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không phân biệt là con đẻ hay con nuôi), nếu họ bị xử phạt tù lần đầu. Nếu trong trường hợp người phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi đã từng bị xử phạt tù, nay lại tái phạm thì điều kiện được hoãn chấp hành án phạt tù sẽ không được áp dụng. Hoặc trong trường hợp người phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi đã được áp dụng hình thức hoãn phạt tù nhưng họ lại tiếp tục phạm tội và phải thi hành án phạt tù thì người này sẽ không được áp dụng chế định hoãn phạt tù.
Thứ ba, Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
Thứ tư, Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
Tại điểm d tiêu mục 7.1 mục 7 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP quy định: là người bị kết án về tội ít nghiệm trọng (là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù) và do nhu cầu công vụ, tức là do nhu cầu của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương cần thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù ngay thì chưa có người thay thế họ (có xác nhận bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó).
2.2. Tư vấn cụ thể nội dung câu hỏi của khách hàng
Với câu hỏi của bạn chúng tôi hiểu rằng khi phạm tội thì chị gái của bạn đang mang thai. Căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 67 thì chị họ của bạn sẽ được hoãn chấp hành hình phạt tù, Thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù được kéo dài đến khi con của chị họ bạn đủ 36 tháng tuổi.
Giả định trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù mà chị họ bạn lại có thai hoặc phải tiếp tục nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hoãn cho đến khi đứa con sau cùng đủ 36 tháng tuổi.
Bài viết tham khảo:
- Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
- Khác biệt giữa biện pháp ngăn chăn tạm giữ và tạm giam
Để được tư vấn chi tiết về Hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: An Dương