Quy định về phân chia di sản là đất đai theo pháp luật
15:30 19/12/2019
Khi phân chia di sản là đất đai cần xác định di sản đó được phân chia theo di chúc (trường hợp có di chúc hợp pháp) hay phân chia theo pháp luật ...
- Quy định về phân chia di sản là đất đai theo pháp luật
- Phân chia di sản là đất đai theo pháp luật
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
PHÂN CHIA DI SẢN LÀ ĐẤT ĐAI THEO PHÁP LUẬT
Câu hỏi của bạn về phân chia di sản là đất đai theo pháp luật:
Thưa luật sư!
Mẹ tôi mất sớm, Ba tôi thì mất năm 2008, tôi là con trai thứ, cũng là người đã sống chung và chăm sóc ba đến lúc ba qua đời. Tài sản ba tôi để lại là đất vườn, đất ruộng. Và sau khi ba qua đời, tôi là người đã thờ cúng tổ tiên, ông bà và trực tiếp sử dụng đất đó (anh 2 tôi đã giao toàn quyền cho tôi).
Cách đây vài hôm, em gái tôi đã điện thoại về đòi phân chia đất. Em gái tôi đã đi xa nhà hơn 20 năm, trong thời gian đó nó đã không làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con (không chăm sóc ba khi ba già yếu thậm chí là khi bệnh tật, sau khi ba mất nó cũng chưa lần nào về đám giỗ ba). Trong khi đòi tranh chấp tài sản nó còn lôi kéo thêm chú út (con riêng của ba tôi). Chú út cũng như mẹ chú (bà ấy vẫn còn sống), không chăm lo cho ba, cũng không nhớ ngày giỗ ba mà về. Và điều quan trọng là từ lâu gia đình tôi đã không còn quan hệ gì với chúng nó nữa. Đùng một cái chúng gọi điện về đòi phân chia đất. Còn dùng những lời hăm dọa và đưa đơn kiện nếu tôi không cắt đất cho nó.
Vậy luật sư giúp tôi giải quyết những vấn đề sau với ạ:
1. Trách nhiệm và bổn phận của người con có ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản đất đai không?
2. Bây giờ tôi phải làm sao để giải quyết ổn thỏa? Và đứa con riêng của ba tôi có quyền gì trong việc đòi phân chia đất không?
Mong luật sư có thể giúp tôi giải quyết thắc mắc. Xin cảm ơn !
Câu trả lời của Luật sư về phân chia di sản là đất đai theo pháp luật
Chào bạn, luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân chia di sản là đất đai theo pháp luật, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về phân chia di sản là đất đai theo pháp luật như sau:
1. Căn cứ pháp lý về phân chia di sản là đất đai theo pháp luật
2. Nội dung tư vấn về phân chia di sản là đất đai theo pháp luật
Theo thông tin bạn cung cấp, quyền sử dụng đất là di sản mà ba má bạn để lại. Bây giờ anh chị em trong nhà bạn muốn chia mảnh đất đó nên bạn không rõ quyền, lợi ích hợp pháp của mọi người là như thế nào. Do bạn không nói rõ bố mẹ bạn có để lại di chúc không, nên chúng tôi xin tư vấn theo 02 trường hợp như sau:
2.1. Phân chia di sản là đất đai khi có di chúc
Di chúc hợp pháp là di chúc đáp ứng những điều kiện:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Hình thức của di chúc: Di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc bằng miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Nếu trong trường hợp ba má bạn để lại di chúc hợp pháp như trên thì vào thời điểm ba má bạn qua đời, các cá nhân, tổ chức được nhận di sản theo phần được xác định theo di chúc.
Tuy nhiên, pháp luật còn quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:
"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."
Như vậy, nội dung di chúc sẽ có hiệu lực thực thi kể từ thời điểm mở thừa kế. Và nếu con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động mà không có tên trong di chúc thì vẫn có quyền di sản thừa kế. Trường hợp gia đình mình có di chúc thì việc phân chia tài sản thừa kế phải được thực hiện theo di chúc và có cân nhắc tới yếu tố người hưởng tài sản thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Trình tự phân chia tài sản thừa kế theo di chúc được thực hiện cụ thể theo các bước hướng dẫn tại đường link: Tại đây [caption id="attachment_186172" align="aligncenter" width="450"] Phân chia di sản là đất đai theo pháp luật[/caption]
2.2. Phân chia di sản là đất đai khi không có di chúc
Khi không có di chúc thì di sản là mảnh đất sẽ được phân chia theo pháp luật. Theo thông tin bạn cung cấp, ba má bạn đã có các con. Do đó, điều kiện để được nhận di sản là:
- Là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
- Người đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế
Như vậy, nếu ba má bạn không để lại di chúc phân chia mảnh đất trên thì người thuộc hàng thừa kế thứ nhất con sống vào thời điểm mở thừa kế sẽ có quyền hưởng phần di sản bằng nhau.
2.3. Người không được quyền hưởng di sản
Theo điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
"Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc."
Như vậy, nếu bạn chứng minh được người em, chú út có 01 trong 04 hành vi quy định tại khoản 1 điều 621 Bộ luật dân sự 2015 thì người đó không được quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, trong trường hợp chia mảnh đất theo di chúc và ba má bạn đã biết hành vi của người đó nhưng vẫn để lại di chúc thì người đó vẫn được hưởng di sản theo di chúc.
Kết luận: Khi phân chia di sản là đất đai cần xác định di sản đó được phân chia theo di chúc (trường hợp có di chúc hợp pháp) hay phân chia theo pháp luật (trường hợp không có di chúc hợp pháp). Ngoài ra, bạn cần kiểm tra các điều khoản về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc và người không được quyền hưởng di sản. Nếu các em của bạn đáp ứng 1 trong 4 hành vi quy định tại khoản 1 điều 621 Bộ luật dân sự 2015 thì người đó không được quyền hưởng di sản. Do bạn chưa cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin, nên dựa theo thông tin chúng tôi nhận được và theo quy định pháp luật, chúng tôi đã đưa ra các tình huống tư vấn như trên, bạn có thể tham khảo, đối chiếu tìm ra tình huống phù hợp để giải quyết vấn đề của mình.
Bài viết tham khảo:
- Phân chia di sản thừa kế là đất chưa có giấy chứng nhận
- Phân chia di sản thừa kế là đất đai theo quy định của pháp luật
Để được tư vấn chi tiết về phân chia di sản là đất đai theo pháp luật , quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Quỳnh Dinh