• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

con chưa thành niên; cha, mẹ; vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao đông của người để lại di sản là người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

  • Quy định về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc
  • người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC NỘI DUNG DI CHÚC

Câu hỏi của bạn về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc:

Tôi đã lớn tuổi và muốn để lại di chúc cho một người mà không phải các con tôi. Tôi nghe nói có những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Xin văn phòng luật sư giải thích giúp tôi hiểu. 

Tôi chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

     Chào bạn, luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc như sau:

1. Cơ sở pháp lý về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

2. Nội dung tư vấn về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

     Bộ luật dân sự 2015 quy định về vấn đề di chúc và thừa kế. Trong đó có nêu về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Cụ thể như sau:

2.1. Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

     Theo khoản 1 điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

"1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động."

     Theo đó, những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là người có mối quan hệ với người để lại di sản:

  • Con chưa thành niên: Là con ruột, con nuôi của người để lại di sản và người con đó chưa đủ 18 tuổi.
  • Cha, mẹ
  • Vợ, chồng
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động

     Về người không có năng lao động, hiện nay đang có hai loại quan điểm khác nhau, đó là:

     Quan điểm thứ nhất cho rằng, người không có khả năng lao động là người từ 15 tuổi trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động (tổn thương cơ thể) từ 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do già yếu.

     Quan điểm thứ hai cho rằng, người không có khả năng lao động bao gồm:

  • Người trong độ tuổi lao động (15 tuổi trở lên đến 60 tuổi đối với nam, đến 55 tuổi đối với nữ) mà suy giảm khả năng lao động (tổn thương cơ thể) từ 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp.
  • Người qua độ tuổi lao động (60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ).

     Như vậy, con chưa thành niên; cha, mẹ; vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. [caption id="attachment_183594" align="aligncenter" width="450"] Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc[/caption]

2.2. Trường hợp người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc không được hưởng di sản

     Theo khoản 2 điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định có 02 trường hợp người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc không được hưởng di sản:

2.2.1 Từ chối nhận di sản

     Theo quy định pháp luật, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản. Từ chối nhận di sản là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện:

  • Không từ chối nhận di sản để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
  • Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản
  • Thời điểm: Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

     Nếu người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc từ chối nhận di sản và đáp ứng đủ 03 điều kiện trên thì họ sẽ không được chia di sản mà bạn để lại. 

2.2.2. Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc là những người không có quyền hưởng di sản

     Theo khoản 1 điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp không được hưởng di sản bao gồm:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

     Như vậy, nếu người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc (1) thuộc một trong các trường hợp nêu trên và (2) bạn cho không cho hưởng di sản theo di chúc thì họ sẽ không được nhận di sản mà bạn để lại. 

     Kết luận: Nếu bạn không để lại di sản cho con chưa thành niên; cha, mẹ; vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao đông của người để lại di sản vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Quỳnh Dinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178