Quy định về hoãn phiên tòa trong các vụ án hình sự và thời hạn hoãn phiên tòa
22:27 10/03/2018
Quy định về hoãn phiên tòa trong các vụ án hình sự và thời hạn hoãn phiên tòa, heo quy định trên nếu trong trường hợp bị cáo bị tạm giam mà
- Quy định về hoãn phiên tòa trong các vụ án hình sự và thời hạn hoãn phiên tòa
- Hoãn phiên tòa trong các vụ án hình sự
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hoãn phiên tòa trong các vụ án hình sự
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, Cho mình hỏi trường hợp của Bố mình có vi phạm luật hình sự từ năm 2013 đến nay đã xét xử cấp tỉnh xong và đã kháng cáo. Tại phiên tòa sơ thẩm của TAND cấp cao cũng đã xét xử nhưng bên bị hại đã xin hoãn phiên tòa đến nay là 8 lần với nhiều lý do khác nhau. Kết quả đến bây giờ vẫn chưa có lịch xét xử. Vậy cho mình hỏi việc hoãn phiên tòa nhiều như vậy và kéo dài có đúng không
Câu trả của luật sư:
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2003
Nội dung tư vấn: Hoãn phiên tòa trong các vụ án hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc hoãn phiên Tòa do vắng mặt bị hại như sau:
Điều 191. Sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ
1. Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2. Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thực tiễn xét xử cho thấy người bị hại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt có lý do chính đáng (do ốm đau, do bị tai nạn hay gặp rủi ro khác mà không thể có mặt tại phiên toà được), thì Toà án hoãn phiên Tòa. [caption id="attachment_78022" align="aligncenter" width="338"] Hoãn phiên tòa trong các vụ án hình sự[/caption]
Theo quy định của BLTTHS năm 2003 khi bị hại vắng vì các lý do khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật (đến mức không thể tham dự phiên tòa được) thì Tòa án sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa vì lý do người bị hại vắng mặt. Nếu người bị hại đã được triệu tập hợp lệ, không gặp khó khăn, trở ngại đến mức không thế có mặt theo giấy triệu tập được, mà cố tình vắng mặt, thì Toà án có quyền xét xử vắng mặt người bị hại, kể cả việc ra bản án, quyết định không có lợi cho họ.
Trong câu hỏi của bạn, bạn có nói bên bị đơn đã nhiều lần để nghị xin hoãn phiên tòa, tuy nhiên không nói cụ thể lý do bị hại xin hoãn là gì. Nếu như việc bên bị hại lấy các lý do không chính đáng để hoãn phiên tòa thì bạn có quyền yêu cầu tòa án không chấp nhận yêu cầu hoãn phiên tòa
Mặt khác bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc áp dụng, hủy bỏ, thay đổi biện pháp ngăn chăn như sau:
Điều 177. Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án quyết định.
Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Theo quy định trên nếu trong trường hợp bị cáo bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thời hạn hoãn phiên tòa như sau:
Điều 194. Thời hạn hoãn phiên tòa
Trong trường hợp phải hoãn phiên tòa theo quy định tại các điều 45, 46, 47, 187, 189, 190, 191, 192 và 193 của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Tóm lại trong trường hợp này của bạn, bạn cần phải xem xét lại lý do mà bên bị hại đưa ra để đề nghị hoãn phiên tòa là gì. Nếu các lý do mà bên bị hại đưa ra để đề nghị Tòa án hoãn phiên tòa không có căn cứ thì gia đình bạn có quyền đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu cầu xin hoãn phiên tòa của bị hại
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Thời hạn điều tra vụ án hình sự của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Phân biệt thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm theo quy định của BLTTHS năm 2015
Để được tư vấn chi tiết về hoãn phiên tòa trong các vụ án hình sự, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn.