Quy định về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm của Bộ luật dân sự năm 2015
11:31 26/06/2018
Quy định về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm của Bộ luật dân sự năm 2015, Đối với thiệt hại khác theo pháp luật quy định
- Quy định về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm của Bộ luật dân sự năm 2015
- Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư. Xin Luật sư cho biết. Nhà bên cạnh xây dựng, gây nên hỏng nặng nhà tôi. Tôi cần làm thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
1. Vấn đề bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định. [caption id="attachment_97514" align="aligncenter" width="346"] Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm[/caption]
Tài sản bị mất, bị hủy hoại, hư hỏng: là tài sản đã bị mất, đã bị hủy hoại hoặc hư hỏng. Một lưu ý là đối với mất, hủy hoại thì yêu cầu định giá và bồi thường, còn đối với hư hỏng thì xác định bồi thường qua chi phí sửa chữa khôi phục tại công năng ban đầu của tài sản.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản là thiệt hại gián tiếp liên quan đến tài sản bị thiệt hại: Tài sản luôn chứa đựng trong nó những lợi ích nhất định, những lợi ích này sẽ thu được thông qua hành vi khai thác, sử dụng của con người. Lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản có thể được hiểu là những lợi ích vật chất cụ thể mà người bị thiệt hại không thu được kể từ khi tài sản bị xâm phạm
VD: Ngôi nhà mà bạn bị hư hại ở trên bạn có cho sinh viên thuê ở trọ. Một tháng tiền thuê trọ là 1.000.000 VNĐ, hiện nay do nhà bị hư nên bạn không thu được tiền nhà trọ. Do vậy bạn có quyền yêu cầu bên đã gây vi phạm bồi thường cả khoản này.
Chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: Đây là những chi phí mà người bị thiệt hại đã phải bỏ ra để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra chi phí khác để khắc phục thiệt hại.
Đối với thiệt hại khác theo pháp luật quy định, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, cũng chưa có văn bản khác quy định nên thường về quy định khác là trường hợp pháp luật dự phòng những trường hợp tương lai phát sinh mà luật không thể dự phòng tới, khi phát sinh trường hợp mới thì cũng được xác định theo quy định này và được điều chỉnh theo quy định này.
2. Tư vấn cụ thể để bảo vệ quyền lợi
Hiện nay, bạn đang thắc mắc bạn cần phải thực hiện thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Với thắc mắc này chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Trước tiên bạn nên gặp bên đã gây thiệt hại cho bạn để thỏa thuận và yêu cầu bên đã gây thiệt bồi thường, các khoản bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 589 BLDS năm 2015 mà chúng tôi đã phân tích ở trên.
Nếu như bạn và bên đã gây thiệt hại không thống nhất được vấn đề bồi thường hoặc bên gây thiệt hại cố tình không bồi thường thì bạn có quyền làm đơn ra Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi bên gây thiệt hại cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại
Bài viết tham khảoL
- Giao kết HĐLĐ xác định thời hạn nhiều lần có được không
- Điều kiện giao kết hợp đồng cộng tác viên theo quy định
Để được tư vấn chi tiết về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.