• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Để biểu đạt ý chí của mình, người để lại di sản sẽ thể hiện dưới dạng một văn bản và nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng...

  • Quy định của pháp luật về viết di chúc có người làm chứng
  • Di chúc có người làm chứng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Di chúc có người làm chứng

Câu hỏi của bạn

  • Trường hợp di chúc có người làm chứng thì người viết hộ di chúc cho người khác được gọi là gì?
  • Và người đó có cần kí tên vào di chúc không?

Xin cám ơn ạ! Câu trả lời của Luật sư:     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Căn cứ pháp lí:

Nội dung tư vấn về: Di chúc có người làm chứng

1. Hình thức của di chúc

    Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Để biểu đạt ý chí của mình, người để lại di sản sẽ thể hiện dưới dạng một văn bản và nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 1.1 Đối với việc lập di chúc bằng văn bản      Khi người để lại di sản không biết chữ thì có thể nhờ người khác viết hộ nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng.      Điều này được quy định tại điều 634, Bộ luật dân sự 2015:      "Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.      Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này." => Do đó, đối chiếu với trường hợp của bạn, khi người để lại di sản không biết chữ, họ có quyền nhờ người khác viết hộ di chúc cho mình thành văn bản nhưng cần ít nhất hai người làm chứng. 1.2 Đối với việc lập di chúc miệng      Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.      Điều này được thể hiện tại khoản 5, Điều 630 Bộ luật dân sự quy định:      "Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng" => Do đó, đối chiếu với trường hợp của bạn, khi người để lại di sản muốn lập di chúc miệng thì cần thể hiện ý chí cuối cùng trước hai người làm chứng và được người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc chỉ điểm. [caption id="attachment_78519" align="aligncenter" width="595"]Di chúc có người làm chứng Di chúc có người làm chứng[/caption]

2. Chữ kí của người làm chứng

2.1 Đối với việc lập di chúc bằng văn bản
  • Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
  •  Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
  • Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
    Điều này được quy định tại khoản 3, Điều 631 và Điều 634 của Bộ luật Dân sự 2015     "Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa" 2.2 Đối với việc lập di chúc miệng      Người làm chứng ghi chép lại ý chí của người để lại di sản, cùng kí tên hoặc chỉ điểm vào văn bản vừa ghi chép đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. => Như vậy, đối chiếu với tình huống của bạn thì người làm chứng di chúc bằng văn bản hay di chúc miệng thì đều phải kí hoặc điểm chỉ vào di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người viết di chúc hoặc người làm chứng phải kí tên vào bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.  Bài viết liên quan:      Để được tư vấn chi tiết về di chúc có người làm chứng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178