Quy định của pháp luật về quyền yêu cầu giám định pháp y
18:44 20/02/2019
Quy định của pháp luật về quyền yêu cầu giám định pháp y.; trưng cầu giám định, yêu cầu giám định, đề nghị trưng cầu giám định.
- Quy định của pháp luật về quyền yêu cầu giám định pháp y
- Quy định về quyền yêu cầu giám định pháp y.
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quy định về quyền yêu cầu giám định pháp y
Câu hỏi của bạn về quy định về quyền yêu cầu giám định pháp y
Chào Luật sư! tôi có một câu hỏi mong nhận được sự giải đáp, xin giải đáp cho tôi vấn đề sau: Ai có quyền yêu cầu giám định pháp y theo quy định của pháp luật?
Câu trả lời của luật sư đối với quy định về quyền yêu cầu giám định pháp y
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về ai có quyền yêu cầu giám định pháp y theo quy định của pháp luật?, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:
1. Căn cứ pháp lý đối với quy định về quyền yêu cầu giám định pháp y
2. Nội dung tư vấn đối với quy định về quyền yêu cầu giám định pháp y
Trước khi đi vào nội dung tư vấn, chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm về giám định pháp y. Giám định pháp y hay Pháp y các hoạt động giám định trong lĩnh vực y khoa để phục vụ cho công tác pháp luật, phục vụ cho việc xét xử các vụ án với các hoạt động đặc trưng như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, mổ xác, xác định thương tật, tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu thân thể bị xâm phạm, kiểm tra, xác định vật chứng, tang chứng. Giám định pháp y là một ngành khoa học, nó sử dụng những thành tựu khoa học trong lĩnh vực y học, sinh học, hoá học, vật lý học, tin học... để đáp ứng những yêu cầu của pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự thông qua hoạt động giám định khi được các cơ quan trưng cầu. Theo yêu cầu tư vấn của bạn hỏi về quy định về quyền yêu cầu giám định pháp y. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:2.1 Chủ thể có thẩm quyền trưng cầu/ yêu cầu giám định pháp y.
2.1.1 Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền trưng cầu giám định pháp y.
Điều 205 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 về trưng cầu giám định như sau:
"Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định."
Như vậy theo quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định trưng cầu giám định. Cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật bao gồm: cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
2.1.2 Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định.
Điều 207 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về yêu cầu giám định như sau:
"Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định."
Đương sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Theo quy định trên thì đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định nếu nhận thấy việc giám định pháp y có liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
2.1.3 Bị can, bị cáo, bị hại có quyền đề nghị giám định.
Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định. Bị can có quyền đề nghị giám định, được quy định tại điểm g khoản 2 điều 60 bộ luật Hình sự năm 2015:
"Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;"
Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định. Bị cáo có quyền đề nghị giám định, được quy định tại điểm d khoản 2 điều 61 bộ luật Hình sự năm 2015:
"Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;"
Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại có quyền đề nghị giám định, được quy định tại điểm d khoản 2 điều 62 bộ luật Hình sự năm 2015:
"Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;"
2.1.4 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền yêu cầu giám định.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Quyền yêu cầu giám định được quy định tại điểm c khoản 2 điều 84 bộ luật Hình sự năm 2015:
"Yêu cầu giám định, định giá tài sản "
2.2 Cơ quan có thẩm quyển thực hiện giám định pháp y
2.2.1 Tổ chức giám định tư pháp công lập
Tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Khoản 2, 3 điều 12 Luật giám định tư pháp năm 2012 quy định về tổ chức giám định tư pháp công lập pháp y và pháp y tâm thần như sau:2.2.2 Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập
Văn phòng giám định tư pháp là tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả. Văn phòng giám định tư pháp do 01 giám định viên tư pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng giám định tư pháp là Trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng giám định tư pháp phải là giám định viên tư pháp.2.2.3 Người giám định tư pháp theo vụ việc
Ngoài tổ chức giám định tư pháp công lập hoặc ngoài công lập ra, thì công dân Việt Nam có thể được lựa chọn làm người giám định theo vụ việc. Khoản 1, 2 điều 18 Luật giám định tư pháp năm 2012 quy định về điều kiện làm người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:Kết luận: Như vậy, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bị can, bị cáo, bị hại, đương sự, đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại có quyền yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật. Việc yêu cầu giám định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Đương sự hoặc người đại diện không có quyền yêu cầu giám định pháp y trong trường hợp nhằm phục vụ xác định tội phạm.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Toàn Quốc về câu hỏi của bạn: Ai có quyền yêu cầu giám định pháp y theo quy định của pháp luật?
Bài viết tham khảo:
- Các trường hợp giám định lại thương tật đối với thương binh
- Giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát đối với thương binh
Để được tư vấn chi tiết về quy định về quyền yêu cầu giám định pháp y, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên Đình Mạnh