• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định của pháp luật về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền của cá nhân. Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 BLDS

  • Quy định của pháp luật về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền của cá nhân
  • đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT VÀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

Kiến thức của bạn: 

Quy định của pháp luật về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền của cá nhân.

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về vấn đề đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền:

1. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

     Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 BLDS như sau:

     "1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

     2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

     3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

     4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự."

     Như vậy, người đại diện theo pháp luật của cá nhân có thể là: 

     - Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

     - Người giám hộ đối với người được giám hộ, bao gồm:

  • Người giám hộ của cá nhân chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.

     Theo Điều 52 BLDS, người giám hộ được xác định theo thứ tự sau đây: 

     "1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

     2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

     3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ."

  • Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự.

     Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Trường hợp không có người giám hộ thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định theo Điều 53 BLDS như sau:

     "1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

     2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

     3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ."

  • Người do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ cử người giám hộ hoặc do Tòa án chỉ định.

     - Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật của cá nhân còn có thể do Tòa án chỉ định. [caption id="attachment_99871" align="aligncenter" width="462"]đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền[/caption]

2. Đại diện theo ủy quyền của cá nhân

     Theo Điều 138 BLDS quy định các điều kiện và các trường hợp được đại diện theo ủy quyền như sau:

     "1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

     2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

     3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."

     Đại diện theo ủy quyền là ý chí của cá nhân, pháp nhân (người ủy quyền) ủy quyền cho bên kia là bên được ủy quyền (đồng thời là bên đại diện) nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền để xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đã ủy quyền.

      Bên ủy quyền là cá nhân thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp với nội dung ủy quyền mà pháp luật quy định. Bên được ủy quyền (trở thành bên đại diện) có thể là cá nhân chưa thành niên nhưng phải từ đủ mười lăm tuổi nếu giao dịch mà người này đại diện để xác lập, thực hiện là giao dịch mà pháp luật cho phép người chưa thành niên xác lập, thực hiện.

     Như vậy, quan hệ đại diện này là hệ quả của quan hệ ủy quyền, quan hệ ủy quyền có thể xác lập thông qua một hợp đồng mang tính dân sự (hợp đồng ủy quyền), có thể thông qua hành vi ủy quyền mang tính hành chính (văn bản hành chính).

  • Nếu việc ủy quyền được xác lập thông qua hợp đồng ủy quyền thì phải có sự thỏa thuận của cả hai bên và thông thường được xác lập giữa các bên không có mối quan hệ lao động với nhau.
  • Nếu việc ủy quyền được xác lập thông qua hành vi ủy quyền hành chính thì đó là ý chí của người có quyền đối với người có nghĩa vụ thực hiện nên việc ủy quyền này là ý chí của một bên (bên ủy quyền) còn người được ủy quyền bắt buộc phải thực hiện. Việc ủy quyền hình chính thường được thực hiện trong hoạt động của pháp nhân. 

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền của cá nhân quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178