• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nhiều người tìm hiểu các quy định pháp luật về đại diện nhưng còn băn khoăn. Hôm nay, Luật Toàn Quốc sẽ chia sẻ quy định của pháp luật về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền của cá nhân

  • Quy định của pháp luật về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền của cá nhân
  • đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT VÀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

Kiến thức của bạn:

Quy định của pháp luật về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền của cá nhân.

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về vấn đề đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền:

1. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

     Theo Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật của cá nhân có thể là: 

  • Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
  • Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
  • Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Quy định của pháp luật về đại diện

2. Đại diện theo ủy quyền của cá nhân

     Theo Điều 138 BLDS quy định các điều kiện và các trường hợp được đại diện theo ủy quyền như sau:

  • Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Quy định của pháp luật về đại diện

3. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

     Theo Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015, hậu quả pháp lý của hành vi đại diện như sau:

  • Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
  • Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
  • Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178