• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

  • QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ XỬ LÝ VẬT CHỨNG
  • xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ XỬ LÝ VẬT CHỨNG      Kiến thức của bạn: Xử lí vật chứng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự      Kiến thức của luật sư:      Cơ sở pháp lý: Bộ luật Tố tụng hình sự 2003      Nội dung kiến thức:

  1. Thẩm quyền xử lý vật chứng

     Khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:

[symple_box color="gray" fade_in="false" float="center" text_align="left" width=""]2. Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung.[/symple_box] Tùy theo giai đoạn tố tụng, việc xử lý vật chứng chỉ được tiến hành khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể:

  • Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra do Cơ quan điều tra quyết định
  • Nếu vụ án đình chỉ ở giai đoạn truy tố do Viện kiểm sát quyết định
  • Ở giai đoạn xét xử do Tòa án hoặc Hội đồng xét xử quyết định. 
  • quy định của pháp luật về xử lý vật chứng 
  1. Xử lý vật chứng

  • Đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội

Đối với vật chứng là công cụ phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu. Cơ quan có thẩm quyền thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp để tiếp nhận những vật chứng đó, nhập vào ngân sách nhà nước. Trường hợp những phương tiện, công cụ phạm tội không có giá tri hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. Đối với vật chứng là vật cấm lưu hành thì bị tịch thu và được giao cho cơ quan chuyên trách như ấn phẩm đồi trụy được giao cho Cơ quan Văn hóa, các chất ma túy được giao cho cơ quan Phòng, chống ma túy… để xử lý hoặc tiêu hủy.
  • Đối với vật chứng là những vật, tiền bạc.

Nếu vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ thì cách xử lý là trả lại cho chủ sở hữu hoặc là người quản lý hợp pháp của họ. Đối với những trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ nhà nước. Nếu vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Nếu vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. Nếu vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự những việc tranh chấp về quyền sở hữu. Như vậy, trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu vật chứng, công dân tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.      Bài viết tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết về quy định của luật tố tụng hình sự về xử lý vật chứng vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178