Quản lý di sản thừa kế của con chưa thành niên khi bố mẹ đều đã mất
23:20 05/09/2018
Quản lý di sản thừa kế của con chưa thành niên khi bố mẹ đều đã mất, Cho em hỏi nếu 2 vợ chồng qua đời cùng 1 lúc do tai nạn mà không có di chúc...
- Quản lý di sản thừa kế của con chưa thành niên khi bố mẹ đều đã mất
- Quản lý di sản thừa kế của con chưa thành niên khi bố mẹ đều đã mất
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quản lý di sản thừa kế của con chưa thành niên khi bố mẹ đều đã mất
Câu hỏi của bạn:
Cho em hỏi nếu 2 vợ chồng qua đời cùng 1 lúc do tai nạn mà không có di chúc. Con có 2 đứa chưa đủ tuổi vị thành niên thì tài sản phải làm sao? Theo đúng nguyên tắc là ai sẽ quản lý?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về quản lý di sản thừa kế của con chưa thành niên khi bố mẹ đều đã mất
1. Người giám hộ cho con chưa thành niên trong trường hợp bố mẹ đều đã mất
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật dân sự 2015: "Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)."
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự giám hộ được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
"a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi."
Như vậy, trong trường hợp của bạn, khi mà cả bố và mẹ đều mất, hai cháu nhỏ chưa thành niên thì sẽ có người giám hộ cho hai cháu. Tại Điều 52 Bộ luật dân sự, quy định trong trường hợp này những người sau có thể là người giám hộ:
"Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây: 1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ. 2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. 3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ."
Trường hợp không có người giám hộ là anh ruột hoặc chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. Trường hợp không có người giám hộ là anh ruột, chị ruột, ông bà nội ngoại thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. [caption id="attachment_105459" align="aligncenter" width="392"] Quản lý di sản thừa kế của con chưa thành niên khi bố mẹ đều đã mất[/caption]
2. Quản lý di sản thừa kế của người chưa thành niên
Người giám hộ cho người chưa thành niên có những quyền sau đây, theo quy định tại Điều 58 Bộ luật dân sự:
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
- Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Bên cạnh quyền, người giám hộ cho người chưa thành niên có một số nghĩa vụ sau:
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa thành niên có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Quản lý tài sản của người được giám hộ.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
- Riêng đối với người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi, người giám hộ còn có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
Quản lý tài sản của người được giám hộ cũng là một trong những công việc quan trọng. Trong trường hợp của bạn, khi cả bố và mẹ đều bị tai nạn và mất cùng lúc thì tài sản của cả bố và mẹ sẽ là di sản thừa kế của hai con. Tại thời điểm mở thừa kế, quyền sở hữu tài sản của bố mẹ được chuyển sang cho con cái, lúc này con cái sẽ là chủ sở hữu của khối tài sản đó. Người giám sát việc giám hộ sẽ quản lý tài sản của người được giám hộ, hay chính là quản lý khối di sản mà bố mẹ để lại trong trường hợp này. Theo khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự 2015 thì:
- Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
- Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật
- Điều kiện được hưởng thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật