Quá hạn hợp đồng thuê nhà nhưng bên thuê không chịu chuyển đi
11:31 28/08/2019
Quá hạn hợp đồng thuê nhà nhưng bên thuê không chịu chuyển đi. Gia đình em có 1 căn nhà diện tích khoảng 210m2 cho người ta thuê. Thời gian hợp đồng thuê là
- Quá hạn hợp đồng thuê nhà nhưng bên thuê không chịu chuyển đi
- quá hạn hợp đồng thuê nhà nhưng bên thuê không chịu chuyển đi
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUÁ HẠN HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ NHƯNG BÊN THUÊ KHÔNG CHỊU CHUYỂN ĐI
Câu hỏi của bạn:
Gia đình em có 1 căn nhà diện tích khoảng 210m2 cho người ta thuê. Thời gian hợp đồng thuê là 3 năm, tới nay đã quá thời hạn hợp đồng 2 tháng mà người ta không chịu chuyển đi mà cũng không đóng tiền. Gia đình em đã nhiều lần sang nói chuyện yêu cầu họ chuyển đi, thanh lý hợp đồng bàn giao lại nhà cho gia đình em nhưng người ta không hợp tác mà ì ra không chịu dọn đi, còn chửi bới đe doạ, lấy cả sơn xịt viết lên nhà em với nội dung đe doạ (nhà em đang ở kế bên). Gia đình em nhẫn nhịn sang nói chuyện nhiều lần nhưng họ không hợp tác. Luật sư cho e hỏi cách giải quyết như nào cho hợp lý và đúng pháp luật.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Luật Nhà ở năm 2014
Nội dung tư vấn:
1. Hợp đồng thuê nhà ở
Theo quy định tại điều 3 Luật nhà ở 2014:
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Theo quy định tại Điều 472 BLDS thì hợp đồng thuê nhà ở thuộc một trong các hợp đồng thuê tài sản. Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Bên cạnh đó, Điều 131 Luật nhà ở cũng quy định khi hợp đồng thuê nhà ở đã hết hạn thì hợp đồng đó đã chấm dứt. Theo đó, các bên phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ mà mình đã ghi nhận trong hợp đồng. [caption id="attachment_27672" align="aligncenter" width="494"] Quá hạn hợp đồng thuê nhà nhưng bên thuê không chịu chuyển đi[/caption]
-
Quá hạn hợp đồng thuê nhà nhưng bên thuê không chịu chuyển đi
Khoản 1 Điều 10 Luật nhà ở có quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở, theo đó chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình.
Điều 482 BLDS quy định về việc trả lại tài sản thuê, trong đó yêu cầu: “Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận”. Khi hợp đồng thuê nhà đã quá hạn, gia đình bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên thuê trả lại nhà, ngoài ra phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả nhà ở nếu có thỏa thuận trong hợp đồng.
Việc bên thuê nhà không chịu thanh lý hợp đồng khi hết hạn, vẫn tiếp tục ở lại sinh hoạt khi đã có thông báo của gia đình bạn là đã xâm phạm chỗ ở của người khác. Vì hợp đồng thuê nhà đã chấm dứt nên gia đình bạn có quyền trình báo ra công an phường nơi mình đang cư trú để nhờ công an giải quyết.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải công chứng không?
- Đòi lại nhà cho thuê khi không có hợp đồng thuê nhà
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;