• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân tích nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự năm 2015: bao gồm 5 nguyên tắc: Nguyên tắc 1: Nguyên tắc bình đẳng: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, ..

  • Phân tích nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự năm 2015
  • nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự năm 2015
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Kiến thức của bạn:

     Phân tích nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự năm 2015

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Khái quát các nguyên tắc cơ bản của bộ luật dân sự 2015 

    Ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Bộ luật dân sự là một trong những đạo luật quan trọng, là luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự.

     Nếu như nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Dân sự năm 2005 được quy định tại một chương với 12 điều (Chương II, từ điều 4 đến điều 12); đến Bộ luật Dân sự năm 2015, các nguyên tắc cơ bản này đã được đưa vào thành 1 điều luật (Điều 3) với các khoản luật ngắn gọn, súc tích, rõ ràng. Cụ thể những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được thể hiện như sau:

2. Nguyên tắc 1: Nguyên tắc bình đẳng (quy định tại khoản 1, điều 3).

     Nội dung nguyên tắc: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.”

     Nguyên tắc này quy định và bảo đảm vị trí bình đẳng giữa các bên trong quan hệ dân sự. Với nguyên tắc trên, Bộ luật Dân sự 2015 thay cụm từ “các bên” bằng “mọi cá nhân, pháp nhân”, xác định rõ hơn, cụ thể hơn so với Bộ luật Dân sự 2005. Cụm từ “bất kỳ lý do nào” đã bao hàm tất cả các lý do bao gồm: dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp...

3. Nguyên tắc 2: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận: (quy định tại khoản 2, điều 3).

     Nội dung nguyên tắc: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”

     Theo nguyên tắc này, trong quan hệ dân sự, quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với quy định của pháp luật sẽ được pháp luật bảo đảm. Mọi sự cấm đoán, áp đặt, cưỡng ép, ngăn cản đều bị pháp luật cấm. [caption id="attachment_65361" align="aligncenter" width="406"]nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự năm 2015 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự năm 2015[/caption]

4. Nguyên tắc 3: Nguyên tắc thiện chí, trung thực (quy định tại khoản 3, điều 3).

    Nội dung  nguyên tắc: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.”

     Đây là nguyên tắc truyền thống của Luật Dân sự. Thiện chí, trung thực, ngay thẳng là những đòi hỏi cần thiết cả về mặt pháp lý lẫn đạo lý trong giao dịch dân sự. Nguyên tắc này còn nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự; tránh gây thiệt hại cho chủ thể tham gia quan hệ dân sự.

5. Nguyên tắc 4: Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (quy định tại khoản 4, điều 3).

     Nội dung nguyên tắc: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

     Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể tham gia giao dịch dân sự là hoạt động của các bên chủ thể, liên quan đến lợi ích của các bên chủ thể và chủ thể có liên quan. Nếu hành vi trên xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì các bên chủ thể sẽ phát sinh nghĩa vụ dân sự đối với những thiệt hại do hành vi xâm phạm đó gây nên.

6. Nguyên tắc 5: Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (quy định tại khoản 5, điều 3).

    Nội dung nguyên tắc: Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”

    Đây là một trong những quy định bắt buộc làm cơ sở để giải quyết tranh chấp nếu có, đồng thời là một trong những biện pháp buộc các bên phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận, cam kết trong mối quan hệ dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể pháp luật dân sự.

    Xét thấy, so với Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật dân sự 2015 với xu hướng thay thế những quy định không còn phù hợp với thực tế, mang đến một hệ thống pháp luật mới ổn định hơn, áp dụng dễ dàng hơn, bền vững hơn. Hơn thế Bộ Luật Dân sự 2015 đã chắt lọc và lược bỏ những nguyên tắc không còn phù hợp đồng thời đưa các nguyên tắc vào một điều khoản, tạo tập trung, tổng quát hơn.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 2015 như sau:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 2015 hoặc các vấn đề khác mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.           
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178