• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án, Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu...

  • Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra vụ án
  • Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra

Câu hỏi về phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS năm 2015

Câu trả lời về phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra như sau:

1. Cơ sở pháp lý về phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra

2. Nội dung tư vấn về phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang thắc mắc là: “phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS năm 2015?”. Với nội dung câu hỏi trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp lý liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: [caption id="attachment_151183" align="aligncenter" width="453"]Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra[/caption]

  • Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS năm 2015
Tiêu chí Tạm đình chỉ điều tra Đình chỉ điều tra
Căn cứ pháp lý Quy định về tạm đình chỉ điều tra được quy định tại điều 229 BLTTHS năm 2015 Quy định về đình chỉ điều tra được quy định tại điều 230 BLTTHS năm 2015
Căn cứ áp dụng Tạm đình chỉ điều tra được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:      - Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;      - Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;      - Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả. Đình chỉ điều tra được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp:      - Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;      - Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Hậu quả pháp lý Tạm thời chấm dứt hoạt động tố tụng cho đến khi có quyết định phục hồi điều tra (nếu như chưa hết thời hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự) Việc đình chỉ điều tra sẽ chấm dứt hoạt động tố tụng của vụ án (nếu như chưa hết thời hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự)
Trách nhiệm của các CQTHTT Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.

     Tóm lại, đình chỉ điều tra và tạm đình chỉ điều tra vụ án là những quy định có nhiều điểm tương đồng, song cũng có nhiều điểm khác nhau như: căn cư áp dụng, hậu quả pháp lý hay cơ sở pháp lý. Việc năm rõ bản chất các các các quy định này sẽ giúp cho hoạt động tố tụng của vụ án diễn ra nhanh chóng và đúng pháp luật

      Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

     Chuyên viên: An Dương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178